Về quê thăm con bị đột quỵ, ngưng tim

Từ Tây Ninh về Vĩnh Long thăm con được 2 ngày thì bệnh nhân đột ngột lên cơn đột qụy tim, biến chứng ngưng tim.

ve que tham con bi dot quy ngung tim 295 5765826

Bệnh nhân L. T. B., 78 t.uổi, ở Tây Ninh về thăm con gái ở H.Bình Tân, Vĩnh Long bị đột quỵ, ngưng tim được cứu sống kịp thời – ĐÌNH TUYỂN

Chiều 14.5, BS.CK2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết các bác sĩ Khoa tim mạch can thiệp của bệnh viện vừa cứu sống kịp thời một bệnh nhân lớn t.uổi bị đột quỵ tim, biến chứng ngưng tim. Đặc biệt, sau cấp cứu, bệnh nhân hồi phục kỳ diệu, gần như không bị các di chứng thần kinh nặng nề thường thấy.

Về quê thăm con, bà cụ bỗng đột quỵ ngưng tim được cứu sống kịp lúc

Trước đó, bệnh nhân tên L. T. B., 78 t.uổi, ở Tây Ninh về thăm con gái ở H.Bình Tân, Vĩnh Long được 2 ngày thì bất ngờ lên cơn đau ngực, mệt, khó thở. Bà nhanh chóng được đưa đến bệnh viện địa phương trong tình trạng ngưng tuần hoàn – hô hấp, tím tái toàn thân. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân, rồi tức tốc chuyển lên Cần Thơ cấp cứu ngay trong đêm.

Tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, tình trạng bệnh nhân được ghi nhận rất nặng, suy hô hấp phải thở máy, huyết áp thấp phải sử dụng vận mạch liều cao. Sau hồi sức tích cực bệnh nhân được chỉ định chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu.

Sau khoảng 30 phút, các bác sĩ đã tiến hành hút huyết khối, đồng thời đặt 1 stent động mạch vành phải thành công, tái thông mạch vành cho bệnh nhân. Mặc dù sau can thiệp, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nặng, hồi sức khó khăn, bị phù phổi, toan chuyển hóa, suy thận, nhưng may mắn cùng với nỗ lực của các bác sĩ đã giúp các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định dần, đặc biệt là không bị những di chứng nặng nề do ngưng tim.

ve que tham con bi dot quy ngung tim cb0 5765826

Mạch vành của bệnh nhân bị tắc trước khi can thiệp và được lấy huyết khối cũng như đặt stent tái thông sau khoảng 30 phút – ẢNH Đ.T

Theo BS.CK2 Phạm Thanh Phong, với những bệnh nhân bị ngừng tim, dù cấp cứu ngừng tim thành công, tim đ.ập trở lại, phục hồi được mạch huyết áp thì tỷ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10%, ngay cả những nước có hệ thống y tế hiện đại. Chưa kể, bệnh nhân được cứu sống sau ngưng tim cũng thường để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề, nhẹ là mất trí nhớ, liệt nửa người, co giật, động kinh. Mức độ nặng là liệt toàn thân, nằm tại chỗ, hôn mê.

“Vì vậy, trường hợp bệnh nhân trên được cứu sống và không có di chứng thần kinh cho thấy kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn đã được thực hiện tốt, đảm bảo tuần hoàn tối thiểu duy trì sự sống của các tạng…”, BS Phong nói và khuyến cáo người dân nói chung, đặc biệt người bệnh có t.iền sử bệnh tim, khi xuất hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời. Cần đi khám tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị, tránh các biến chứng nặng

Bệnh nhân ở Cần Thơ hồi sinh sau 45 phút ngừng tim

Bệnh nhân nam bị điện giật, tim ngừng đ.ập đã được các bác sĩ nỗ lực cứu sống với cơ hội tưởng chừng rất mong manh.

Thông tin do Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cung cấp chiều 14/5. Bệnh nhân T.P.H. (36 t.uổi, ngụ tại phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) được chuyển đến đơn vị này trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

Gia đình cho biết bệnh nhân đang dùng máy hàn sắt tại nhà thì bị điện giật ngã bất tỉnh. Trên đường đến bệnh viện, anh H. đã ngưng hô hấp tuần hoàn. Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, bệnh nhân được bác sĩ ép tim ngoài lồng ngực, tiêm adrenalin, bóp bóng oxy qua mask, đặt nội khí quản.

Gần 20 phút trôi qua, bệnh nhân chưa có dấu hiệu của sự sống. Không bỏ cuộc, các bác sĩ tiếp tục quy trình hồi hồi sức. Đến phút thứ 45, anh H. có mạch và huyết áp trở lại. Bệnh nhân lập tức được hỗ trợ thở máy và xét nghiệm công thức m.áu, khí m.áu động mạch, chức năng đa cơ quan, X-quang phổi tại giường…

benh nhan o can tho hoi sinh sau 45 phut ngung tim 130 5765746

Bệnh nhân H. hồi sinh ngoạn mục sau 45 phút ngừng tim. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân dần ổn định trở lại. Sau 10 ngày, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, đã được rút ống nội khí quản, sức khỏe hồi phục.

Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Phụng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, chia sẻ để tăng cơ hội cứu sống cho người bị điện giật, người dân cần nắm vững các kiến thức về xử trí cấp cứu tại chỗ.

Cụ thể, khi phát hiện nạn nhân bị điện giật, bạn cần khẩn trương ngắt cầu dao điện hoặc lấy thanh tre, thanh gỗ kéo dây điện ra khỏi người nạn nhân. Khi ngắt điện, bạn cần đề phòng nạn nhân bị ngã gây chấn thương khiến tai nạn nặng thêm. Sau đó, nạn nhân cần được đặt nằm trên nền cứng, để cổ ngửa tối đa (trừ khi nạn nhân bị chấn thương cột sống).

Nếu người bị điện giật có tổn thương phối hợp (như ngã làm gãy xương, chấn thương sọ não, chấn thương ngực, bụng hoặc đa chấn thương), tình trạng sức khỏe sẽ xấu hơn rất nhiều, người cứu cần kiểm tra để xử trí ngay.

Toàn bộ việc cấp cứu ngừng tim chỉ gói gọn trong 3 phút. Do vậy, người cấp cứu phải thật bình tĩnh, khẩn trương, thực hiện đúng cách và tiến hành ngay tại nơi xảy ra điện giật theo trình tự:

– Đ.ấm vào vùng trước tim 5 cái, nếu tim không đ.ập lại, phải khẩn trương hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực.

– Để hai bàn tay chồng lên nhau, đặt vào 1/3 dưới xương ức rồi ấn mạnh vào lồng ngực.

– Nếu có 2 người tham gia cấp cứu, cứ ép tim ngoài lồng ngực 5 lần lại thổi ngạt 1 lần.

– Nếu chỉ có một người, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt 2 lần. Thực hiện đều đặn như thế cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở được, môi hồng trở lại, bắt được mạch ở cổ tay và có xe cấp cứu chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

– Chỉ chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu hồi sức khi bệnh nhân đã tự thở lại và có mạch.

– Trên đường chuyển nạn nhân đến bệnh viện, vẫn phải tiếp tục công việc cấp cứu, theo dõi sát sao để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *