Lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây tổn thương ruột già và đoạn cuối ruột non. Lỵ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện vào mùa hè, thu. Bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn để cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già có biểu hiện lâm sàng đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và dịch nhầy, mót rặn, có thể sốt… Khi bị kiết lỵ, ngoài việc tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cần chú ý chế độ ăn lỏng, dễ tiêu, không có xơ và dầu mỡ. Nếu đã bị mạn tính, cần ăn các món ít bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích.
Kiết lỵ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện vào mùa thu, hè. Để cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị kiết lỵ.
2. Những thực phẩm nên sử dụng khi bị kiết lỵ
Người bị kiết lỵ nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có nhiều chất xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa.
Bên cạnh việc dùng thuốc có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, uống nhiều nước để bù chất lỏng cho cơ thể phòng ngừa mất nước, bệnh nhân kiết lỵ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ việc phục hồi.
– Nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa. Người bệnh cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa. Cách chế biến món ăn chủ yếu là nấu thành canh, thành cháo. Nên ăn thực phẩm như: gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh… Đây là những thực phẩm ngoài giúp bạn dễ tiêu, còn có tác dụng hạn chế đi lỏng. Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh thành cháo nhừ đặc để ăn.
– Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn hàng ngày: nên luộc, nghiền hoặc ép thành nước để ăn uống. Các loại hoa quả như chuối, táo giàu kali, chứa pectin – chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng giảm tiêu chảy khi bị kiết lỵ.
– Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột kết, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị kiết lỵ.
– Nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào chế độ ăn như tỏi, lá chè, ngó sen, ổi,…
– Trường hợp đi ngoài nhiều, bị mất nước nên bổ sung nước oresol để tránh tình trạng mất nước, kiệt sức, giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn. Hoặc có thể uống nước muối đường loãng nhiều đợt.
– Nên uống nước khoáng hoặc nước đun sôi để nguội.
3. Thực phẩm cần tránh khi bị kiết lỵ
Các thực phẩm giàu protein, thịt, cá, trứng, sữa, pho mai, rau giàu chất xơ, thực phẩm cay, đồ uống có cồn người bị bệnh lỵ nên tránh.
Khi bị kiết lỵ cấp tính, bệnh nhân cần kiêng hoặc ít dùng những thực phẩm sau đây để tránh cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị:
-Các sản phẩm sữa chẳng hạn pho mát, kem, bơ là những thực phẩm gây kích ứng ruột, khiến bệnh kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn. Có thể thay thế bằng các sản phẩm sữa như sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành, sữa hạnh nhân. Nên giảm bớt thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng…
– Thực phẩm kích thích như: ớt, hạt tiêu; Đồ uống có cồn, có ga, có chứa cafein chẳng hạn như rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt… Thức ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ như quẩy, nhân đào hạt, lạc… sẽ làm tình trạng kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn.
– Nên hạn chế dùng những thực phẩm nhiều bã, nhiều chất xơ như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu… hay các loại trái cây có nhiều chất xơ như: bưởi, cam, quýt… Những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột, làm đi ngoài nặng thêm, bất lợi đối với việc hồi phục vết viêm loét;
-Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ, khoai bung, khoai tây, đại táo… không tốt cho người kiết lỵ. Riêng người thường xuyên bị đầy hơi cần hạn chế ăn những món sinh hơi.
– Hạn chế ăn thịt, giảm bớt tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều protein như trứng, cá…
– Kiêng các loại thực phẩm đóng hộp vì chúng thường có chứa nhiều chất bảo quản dễ gây ra hội chứng kích ứng cho người bệnh;
– Kiêng thực phẩm chứa nhiều đường (bánh quy, bánh ngọt,…) vì khi vào cơ thể sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn, dễ khiến dạ dày bị loét chảy máu.
Nguyên nhân chính của bệnh kiết lỵ là do vệ sinh kém. Bệnh kiết lỵ có thể lây lan khi tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh. Vì vậy biện pháp phòng ngừa hàng đầu là đảm bảo vệ sinh môi trường sống, vệ sinh tay và hạn chế tiếp xúc tay trực tiếp khi không sạch sẽ.