Trẻ rụng tóc do đâu?

Con gái tôi 5 t.uổi, đẻ ra bé đã nhiều tóc nhưng gần đây tôi thấy tóc con thưa hẳn. Có phải con bị rụng tóc do dinh dưỡng kém hay thiếu chất gì không? Tôi nên đưa con đi khám dinh dưỡng hay khám ở đâu?

Bùi Thị Nhung (Thanh Hóa)

tre rung toc do dau 77a 5765546

Ảnh minh họa

Trẻ rụng tóc hoặc bỗng nhiên tóc trở nên thưa hơn có nhiều nguyên nhân. Rụng tóc thể mảng là bệnh tự miễn, viêm mạn tính có liên quan đến các bệnh cơ địa, bệnh tuyến giáp, các bệnh tự miễn khác như bạch biến, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, nhược cơ, lichen phẳng…

Trẻ rụng tóc cũng có thể do mắc nấm da đầu, bệnh thường gặp ở trẻ từ 3-14 t.uổi. Nấm da đầu có thể không viêm gây mảng rụng tóc có vảy, tạo các mảng màu xám; thể viêm gây rụng tóc kèm mảng mụn mủ, vảy tiết; Thể rụng tóc khiến sợi tóc gãy sát chân tóc, rụng tóc hình đa giác; Thể Favus (hiếm gặp) đặc trưng là các mảng đỏ, ít vảy, tóc xỉn màu, sau đó thành sẩn vùng nang lông, vảy tiết hình lòng chảo, mùi hôi khó chịu.

Trẻ đã 5 t.uổi, là con gái nên nguyên nhân rụng tóc còn có thể do thường xuyên cột tóc quá chặt, cột tóc cao gây sức căng hoặc áp lực quá mức lên tóc, khiến tóc đứt, rụng chủ yếu ở vùng trán và thái dương.

Một số trẻ bị rụng tóc, thưa tóc do bị rối loạn tâm thần, stress nặng, trẻ bị áp lực quá mức. Trẻ thường mắc tật nhổ tóc, có trẻ giật trụi cả lông mi hay lông mày, thường kèm theo tật cắn gặm móng tay…

Cần khai thác kỹ t.iền sử, diễn biến bệnh, khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác, giúp tiên lượng và điều trị. Bạn nên đưa con đi khám da liễu trước.

Phát hiện “thần dược” trong cây riềng có thể trị một loạt bệnh nan y

Một hợp chất đặc biệt trong cây riềng có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhắm vào bệnh tự miễn.

Bệnh tự miễn luôn là mối bận tâm của y học thế giới bởi thường không thể điều trị dứt điểm, gây suy giảm sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh lâu dài, xuất phát từ những bất thường của hệ thống miễn dịch khiến nó tự tấn công cơ thể, như các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm ruột mạn tính… Các phương pháp điều trị duy trì nhiều khi không đạt hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên, hợp chất mang tên 1′-acetoxychavicol acetate (ACA) có nhiều trong các loại cây thuộc chi Alpinia của họ gừng, tức cây riềng mà người dân vùng nhiệt đới hay trồng để lấy củ làm gia vị, có thể khắc phục điều đó.

phat hien than duoc trong cay rieng co the tri mot loat benh nan y 47e 5763617

Cây riềng không chỉ để lấy củ làm gia vị, mà một hợp chất trong nó hứa hẹn dùng làm thuốc điều trị bệnh tự miễn hiệu quả (Ảnh minh họa từ Internet)

Theo Medical Xpress, nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Nara (Nhật Bản) cho thấy ACA, với tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Phản ứng viêm là một phản ứng miễn dịch thông thường nhưng với người bệnh tự miễn, nó quá mức, dẫn đến tổn thương ngược lại đến cơ thể.

Bài công bố trên tạp chí khoa học International Immunology giải thích rằng ACA làm giảm tổn thương ty thể thông qua việc giảm các oxy phản ứng của ty thể, ngăn chặn sự hoạt hóa của một phức hợp protein quan trọng là NLRP3-inflammasome. Chính sự kích hoạt không đúng cách của phức hợp này đã tạo ra các bệnh tự miễn, thông qua việc tăng cường phân tử IL-1 là trung gian tạo ra phản ứng viêm quá mức.

Với người mắc viêm khớp dạng thấp, viêm ruột mạn tính…, IL-1 thường được tìm thấy ở mức cao trong m.áu.

Việc tìm ra một “thần dược” nằm trong thứ dễ tìm như cây riềng, sẽ là lợi thế lớn trong việc bào chế ra các dược phẩm, xây dựng phác đồ điều trị các bệnh khó chữa nói trên. Cách mà ACA trong củ riềng tấn công vào phức hợp NLRP3 là một hướng điều trị “từ gốc” bền vững.

Phát hiện này còn đem đến tiềm năng điều trị nhiều rối loạn tự miễn tức thời nguy hiểm do IL-1 làm trung gian, ví dụ như “cơn bão cytokine” ở các bệnh nhân Covid-19 nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *