Người nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc và t.ử v.ong do COVID-19

Giống như một số tình trạng sức khỏe nhất định bao gồm ung thư, tiểu đường và huyết áp cao, nghiên cứu mới cho thấy HIV/AIDS làm tăng nguy cơ mắc và t.ử v.ong do COVID-19.

nguoi nhiem hiv tang nguy co mac va tu vong do covid 19 e55 5766891

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Penn State đã đ.ánh giá dữ liệu từ 22 nghiên cứu trước đó của 21 triệu người tham gia ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Châu Á; phát hiện ra rằng, những người sống chung với HIV có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn 24% và nguy cơ t.ử v.ong liên quan đến COVID-19 cao hơn 78% so với những người không có HIV.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 38 triệu người trên thế giới sống chung với HIV/AIDS. Một số tình trạng sẵn có như: Huyết áp cao, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và bệnh thận mãn tính… cũng thường gặp ở những người nhiễm HIV/AIDS. Điều này có thể góp phần làm tăng mức độ nghiêm trọng của các trường hợp mắc COVID-19.

Phát hiện này hỗ trợ thêm hướng dẫn hiện tại của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, nên ưu tiên những người nhiễm HIV được tiêm vắc-xin COVID-19.

May mắn chỉ dành cho người xứng đáng

Trở thành người thứ hai trong lịch sử được chữa khỏi HIV/AIDS hoàn toàn là một điều kỳ diệu đích thực. Tuy nhiên, phép màu ấy sẽ không thể xuất hiện, nếu Adam Castillejo chịu buông xuôi trước số phận.

may man chi danh cho nguoi xung dang 9b5 5694966

Người mang hai “án tử”

Adam Castillejo sinh ra ở Venezuela, và đến định cư ở London (Anh) vào năm 2002. Anh được chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS ở độ t.uổi 23, sau chuyến du lịch đến Đan Mạch. “Tôi vẫn nhớ như in từng lời của điều dưỡng viên. Đầu óc tôi trở nên hoảng loạn vì ý nghĩ mình sẽ chết”, Castillejo hồi tưởng.

Bệnh trạng của Castillejo khi ấy không thể “giết” anh ngay. Tuy nhiên, lời dự báo “Cậu sẽ chỉ sống được 10 năm!” của bác sĩ cũng đủ khiến chàng trai trẻ suy sụp hoàn toàn. Thứ duy nhất khiến anh quyết tâm tiếp nhận điều trị là tình thương và những lời động viên của mẹ – người phụ nữ sớm phải nuôi con một mình trong cảnh nghèo túng.

Castillejo phản ứng tốt với thuốc ức chế HIV. Thêm vào dó, lối sống lành mạnh bảo đảm anh có đủ sức khỏe để theo đuổi nghề đầu bếp và tận hưởng cuộc đời yên ả như bao người bình thường khác.

Nhưng, số phận chưa buông tha Adam Castillejo. Giữa năm 2011, anh bị chẩn đoán mắc ung thư hạch Hopskin giai đoạn IV. HIV/AIDS và ung thư là hai căn bệnh đáng sợ nhất mà con người có thể nghĩ đến ở thế kỷ 21. Nói một cách hình tượng, Adam Castillejo mang trong mình đến hai “án tử”, vào thời điểm mà anh tràn trề hy vọng sống qua cái mốc 10 năm nghiệt ngã.

Chỉ còn một cơ hội: ghép tủy sống. Tuy nhiên, các bác sĩ của anh không dám mạo hiểm trên một bệnh nhân có bệnh nền là HIV/AIDS. Nỗi đau thể xác giày vò Castillejo suốt quá trình xạ trị, kinh khủng đến nỗi anh đã tìm đến tổ chức Dignitas để làm thủ tục xin hưởng “cái c.hết nhân đạo” cho bệnh nhân nan y.

C.hết, khi ấy, chính xác là lựa chọn dễ dàng nhất cho Adam Castillejo.

Tái sinh từ vực thẳm

Tháng 12-2014, Adam Castillejo mất tích trong bốn ngày. Người thân, bạn bè anh dù nỗ lực tìm kiếm, nhưng vẫn chuẩn bị sẵn tâm lý rằng anh chọn cách k.ết l.iễu đời mình để tự giải thoát khỏi bệnh tật.

Song, Castillejo vẫn sống. Anh trở về với một nụ cười và chấp nhận “liều mạng” với phương pháp ghép tủy. Castillejo chưa từng tiết lộ điều gì đã xảy ra với anh trong bốn ngày “cắt toàn bộ liên lạc với thế giới” ấy, nhưng một chút tia lửa từ sự quyết tâm của anh đã thắp lại ánh sáng hy vọng nơi những người yêu thương anh.

Adam Castillejo cùng bạn bè tỏa đi khắp London, mong tìm thấy một bác sĩ chấp nhận mạo hiểm. Cơ duyên đưa anh đến với Ian Gabriel, người chuyên cấy ghép tủy ở những bệnh nhân suy kiệt về sức khỏe. Lúc đầu, Ian Gabriel không mấy lạc quan, vì rất khó tìm được người hiến tủy tương thích với người gốc Mỹ latin như Castillejo. Không ngờ, may mắn một lần nữa đến bên anh, khi Bệnh viện Hammersmith tìm ra người hiến tủy phù hợp. Thần kỳ hơn, phía người cho tủy mang trong mình Delta 32 – một dạng đột biến gen ngăn sự phát triển của virus HIV.

Tưởng chừng như chỉ còn vài tháng để sống nay Castillejo đứng trước cơ hội chữa khỏi cả ung thư lẫn HIV/AIDS. Anh được nhà virus học Ravindra Gupta, bác sĩ Ian Gabriel và hơn 40 y, bác sĩ theo dõi sát sao quá trình ghép tủy, bởi rủi ro t.ử v.ong là hơn 10%.

Sau ca phẫu thuật năm 2016 ấy, Adam Castillejo trải qua 12 tháng hồi phục vất vả với gần 60 loại thuốc đưa vào người mỗi ngày. Hành trình dài đằng đẵng đó gặt hái thành công bước đầu, với tình trạng ung thư thuyên giảm hẳn.

Một vị bác sĩ cho rằng Adam Castillejo nên dừng thuốc kháng HIV (ARV), để đ.ánh giá tình trạng nhiễm HIV/AIDS sau khi nhận ghép tủy từ người mang đột biến Delta 32. Người đàn ông 38 t.uổi đã trăn trở nhiều đêm, vì việc dừng thuốc ARV có thể khiến HIV hoạt động mạnh trở lại, trong khi đột biến Delta 32 chưa chắc giúp anh chữa khỏi căn bệnh thế kỷ.

Cuối cùng, Castillejo lựa chọn tin vào khoa học. “Tôi biết các bác sĩ và các nhà khoa học đã nỗ lực thế nào để chữa trị cho tôi. Để đáp lại tình cảm ấy, tôi thấy mình cần có trách nhiệm với khoa học, nên sẽ dừng thuốc ARV”, anh nói. 24 tháng sau đó, HIV gần như c.hết hẳn trong cơ thể Castillejo.

Tháng 3-2019, tại hội thảo ở Seattle (Mỹ), tiến sĩ Ravindra Gupta xúc động tuyên bố Adam Castillejo đã hoàn toàn được chữa khỏi HIV/AIDS – căn bệnh đã ám ảnh nhân loại trong nhiều thập niên. Thành tựu này giúp Ravindra Gupta lọt vào danh sách 100 nhân vật của năm 2020 do tạp chí Time bình chọn. Trong khi đó, Castillejo quyết định công khai danh tính để cổ vũ tinh thần cho cộng đồng người mắc bệnh HIV/AIDS trên toàn cầu.

Cơ hội của nhân loại

Năm 2007, Timothy Brown trở thành người đầu tiên chữa khỏi HIV/AIDS. Ông có bệnh cảnh lâm sàng tương tự Adam Castillejo nhưng từng suýt c.hết khi ghép tủy. Thuốc ARV hiện đã cho phép bệnh nhân HIV/AIDS duy trì một cuộc sống gần như người bình thường, trong khi việc ghép tủy mang đột biến Delta 32 lại có rủi ro t.ử v.ong quá lớn nếu áp dụng trên quy mô rộng. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều nhà khoa học phản đối phương pháp điều trị HIV/AIDS mà tiến sĩ Ravindra Gupta đưa ra.

Tuy nhiên, ông Gupta vẫn kiên trì với con đường của mình. Vị tiến sĩ người Ấn Độ này tham vọng đưa đột biến Delta 32 thành một liệu pháp gen chữa dứt điểm HIV/AIDS trên bất kỳ bệnh nhân nào. Ước mơ của Gupta được củng cố nhờ vào thành tựu của tiến sĩ Jennifer Doudna, chủ nhân giải Nobel 2020 – người tìm ra công cụ có thể cắt ghép, chỉnh sửa gen di truyền bất kỳ. Có thể nói, may mắn đóng vai trò then chốt giúp Adam Castillejo thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Nhưng với tiến sĩ Gupta hay Jennifer Doudna, khoa học mới là thứ cứu con người khỏi những căn bệnh hiểm nghèo một cách bền vững.

Bề ngoài hiện tại của Adam Castillejo chẳng khác nào một tài tử điện ảnh, với mái tóc dài đen bóng sau khi dừng hóa trị. Hai mươi năm vật lộn với bệnh tật để lại trên cơ thể anh nhiều di chứng, như tình trạng suy giảm thính lực. Song, Adam Castillejo tin rằng bản thân chẳng khác nào “tỷ phú”, vì như mọi người vẫn nói, có sức khỏe là có tất cả. Những năm tháng tuyệt vời nhất vẫn đang ở phía trước Castillejo, người chiến thắng số phận với chỉ 1% cơ hội.

may man chi danh cho nguoi xung dang 972 5694966

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *