Canh rau chùm ngây là một phần không thể thiếu trong bữa ăn ngày hè của nhiều hộ gia đình Việt Nam. Vậy rau chùm ngây có tác dụng gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng rau chùm ngây?
Chùm ngây, còn được gọi là ba đậu dại (Horseradish tree, tên khoa học là Moringa oleifera) nằm trong chi Chùm ngây (Moringa), họ Chùm ngây (Moringaceae). Xuất xứ từ núi Himalaya, Tây Bắc Ấn Độ; chùm ngây là cây thân gỗ óng, không gai, mọc hoang, cao tới hàng chục mét. Lá chùm ngây có 2 loại, bao gồm lá kép (dài) và lá chét (ngắn), hoa trổ vào tháng 1-2, màu trắng và có hình dáng giống hoa đậu.
Với nhiều công dụng với sức khỏe và giá trị kinh tế, chùm ngây còn được trồng, khai thác và sử dụng rộng rãi ở châu Phi, châu Mỹ, Đông Nam Á. Cây rất dễ trồng tại nhiều vùng khí hậu khác nhau, có khả năng chịu điều kiện khắc nghiệt tốt, đặc biệt là khi được bón phân và tưới nước đầy đủ.
Chùm ngây cũng là loại cây hiếm hoi mà tất cả các bộ phận đều hữu dụng với con người. Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã dành sự chú ý đặc biệt cho chùm ngây; và ngoài việc sử dụng rau chùm ngây làm thực phẩm, loại cây này còn được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng.
1. Thành phần dinh dưỡng
Theo USDA, trong 100g chùm ngây có chứa:
Rau chùm ngây có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch. (Ảnh: Internet)
2. Rau chùm ngây có tác dụng gì?
2.1. Ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong rau chùm ngây (bao gồm vitamin C và beta-carotene) có tác dụng đẩy lùi sự phát triển của gốc tự do trong cơ thể. Bên cạnh đó, quercetin và axit chlorogenic trong lá chùm ngây có khả năng điều hòa đường huyết và ngăn ngừa các chứng bệnh mãn tính như tim mạch hay tiểu đường.
Uống sinh tố hoặc trà chùm ngây hàng ngày có giúp tăng hiệu quả phòng ngừa ung thư và các bệnh tim mạch.
2.2. Nuôi dưỡng làn da và mái tóc
Tinh chất chiết xuất từ rau chùm ngây được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều loại mỹ phẩm. Lượng protein và vitamin C trong rau chùm ngây có tác dụng bảo vệ các tế bào da, phòng ngừa các dấu hiệu lão hóa, dưỡng ẩm và tăng cường sức khỏe cho da và tóc.
Rau chùm ngây còn được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa các chứng viêm da, mề đay, phát ban,…
2.3. Kháng viêm
Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra tác dụng tích cực của hợp chất Isothiocyanate trong lá, vỏ và hạt chùm ngây trong việc giảm sưng tấy và kháng viêm ở người và động vật.
Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như rau chùm ngây trong thời gian dài cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa và tim mạch.
2.4. Giải độc cơ thể và bảo vệ gan
Giống như cải xoăn, rau chùm ngây giúp hạn chế sự hấp thụ các kim loại nặng như Asen, thủy ngân vào m.áu và đẩy mạnh quá trình đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, rau chùm ngây được coi là thực phẩm tốt cho gan thận và hệ bài tiết.
Tác dụng giải độc trong rau chùm ngây đặc biệt tốt cho những người thường xuyên ăn đồ chiên rán, làm việc trong môi trường độc hại hoặc sử dụng thuốc có nhiều tác dụng phụ.
2.5. Tăng cường thị lực
Với 46 chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin A gấp 4 lần cà rốt, rau chùm ngây là “thần dược” dành cho thị lực. Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho mắt bằng các món ăn từ rau chùm ngây giữ cho võng mạc và mao mạch luôn luôn ở trạng thái ổn định và ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, tắc tĩnh mạch võng mạc,…
2.6. Chăm sóc sức khỏe xương khớp
Một bữa rau chùm ngây cũng cung cấp đầy đủ lượng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, photpho,… tương đương với việc ăn nhiều thực phẩm như chuối, sữa, cải bó xôi cùng lúc. Hàm lượng khoáng chất phong phú trong rau chùm ngây có tác dụng giúp xương khớp chắc khỏe và phòng tránh loãng xương.
Các bệnh nhân bị gút, gãy xương có thể sử dụng rau chùm ngây để giảm đau, kháng viêm và tăng cường hiệu quả phục hồi xương khớp
2.7. Chữa bệnh thiếu m.áu và hồng cầu lưỡi liềm
Ở các bệnh nhân mắc chứng thiếu m.áu, bổ sung đầy đủ lượng sắt cho cơ thể thông qua việc ăn rau chùm ngây sẽ giúp tăng lượng hồng cầu và đảm bảo chỉ số RBC ở mức ổn định. Các loại thịt đỏ cũng là một nguồn cung cấp sắt cần thiết cho cơ thể, nhưng ăn quá nhiều rất dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch. Để đảm bảo sức khỏe, nên giảm lượng thịt đỏ trong bữa ăn và thay bằng 1-2 khẩu phần rau chùm ngây hàng tuần.
Ngoài ra, rau chùm ngây cũng có nhiều tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa, giúp chữa và phòng ngừa sỏi thận, tiểu đường, trầm cảm, Alzheimer và nhiều chứng bệnh khác.
3. Tác dụng phụ của rau chùm ngây và một số lưu ý về sức khỏe
3.1. Tác dụng phụ của rau chùm ngây
Sử dụng rau chùm ngây dưới dạng tự nhiên và có khoa học giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và ít đem lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sử dụng chiết xuất chùm ngây hoặc các thực phẩm chức năng có thành phần là rau chùm ngây có thể làm chậm quá trình hấp thụ protein và khoáng chất của cơ thể.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng lo ngại rằng việc sử dụng chiết xuất chùm ngây dưới dạng thực phẩm chức năng trong thời gian kéo dài có thể gây nên các bệnh về gan, thận hay thậm chí là vô sinh. Hiện tượng này được lý giải là do cơ thể không có khả năng hấp thụ một lượng lớn dưỡng chất trong thời gian ngắn, dẫn tới tổn hại nội tạng. Chính vì lý do này, bạn nên chuyển sang sử dụng rau chùm ngây tươi, khô hoặc dạng bột để đảm bảo an toàn. Liều lượng hợp lý được các chuyên gia khuyên dùng là khoảng 2 bữa rau chùm ngây/tuần.
Ngoài ra, ăn rau chùm ngây trong thời kỳ mang thai cũng có thể đem lại nhiều hệ lụy xấu về sức khỏe như co thắt tử cung, sảy thai,…
3.2. Một số đối tượng không nên sử dụng rau chùm ngây
T.rẻ e.m và người già nên hạn chế việc sử dụng rau chùm ngây để tránh ảnh hưởng xấu tới thể trạng và giấc ngủ
Phụ nữ đang trong thời kỳ có thai và cho con bú nên tránh ăn rau chùm ngây để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Đối với các đối tượng đặc biệt như các bệnh nhân mắc bệnh về m.áu, những người đang chuẩn bị hoặc trong quá trình phẫu thuật/điều trị thuốc,… tốt nhất nên kiêng ăn rau chùm ngây trong thời gian này để đảm bảo sức khỏe
Trong quá trình ăn và sử dụng các sản phẩm làm từ rau chùm ngây, nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào về sức khỏe; phải ngừng việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
4. Cách sử dụng rau chùm ngây trong cuộc sống hàng ngày
Dưới đây là một số cách sử dụng rau chùm ngây làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày:
Nấu canh chùm ngây suông (mùi vị tương tự rau ngót) hoặc thêm thịt, tôm, nấm cho bát canh thêm hấp dẫn
Trộn rau chùm ngây tươi vào salad hay ăn sống trong các món gỏi
Xào chung chùm ngây với các món thịt hoặc trứng
Sử dụng bột rau chùm ngây để xay sinh tố, thêm vào cháo, bột dinh dưỡng
Nấu trà với hoa chùm ngây khô để uống hàng ngày
Canh chùm ngây giúp thanh mát, giải nhiệt trong những ngày nóng bức. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trái chùm ngây non thay cho đậu cô ve trong các món xào, hầm, canh, súp. Hạt chùm ngây già có thể thay thế cho đậu phộng khi rang, còn rễ non của cây có thể dùng làm gia vị tương tư như cải ngựa.
Khi sử dụng rau chùm ngây trong các bữa ăn hàng ngày, lượng rau vừa phải là đã đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình. Trong quá trình chế biến và nấu ăn, không cần thêm nhiều gia vị vì rau vốn có vị ngọt đậm tự nhiên và cần lưu ý để rau vừa chín tới để giữ lại các dưỡng chất vốn có.
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy rau chùm ngây có thể được dùng để điều trị hơn 300 căn bệnh khác nhau. Nếu bạn có ý định sử dụng rau chùm ngây dưới dạng thuốc, cần chú ý đến công thức và liều lượng để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn từ bác sĩ và các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Phong trào ăn uống lành mạnh đã đem rau chùm ngây đến với bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại dược liệu tự nhiên có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh thường gặp và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục thể trạng. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi :”Rau chùm ngây có tác dụng gì?” và có thêm nhiều kiến thức bổ ích để nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Lợi ích bất ngờ mà nước chanh mật ong mang đến
Nước chanh mật ong là một trong những phương thuốc rất phổ biến, được nhiều người sử dụng. Mật ong và chanh kết hợp sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể.
1. Thức uống lành mạnh và ít calo:
Một ly chanh mật ong vào buổi sáng giúp thúc đẩy hệ thống cơ thể hoạt động. (Nguồn: Pinterest)
Năng lượng buổi sáng sớm là cần thiết để thúc đẩy hệ thống cơ thể hoạt động và thức uống ít calo này là sự lựa chọn hoàn hảo và lành mạnh do sự hiện diện của đường tự nhiên, axit amin, vitamin và khoáng chất.
2. Hỗ trợ tiêu hóa:
Uống dung dịch này làm tăng tiết axit dạ dày, hỗ trợ p.hân h.ủy thức ăn. Điều này giúp cải thiện chuyển động ruột.
3. Tác dụng như một thuốc lợi tiểu:
Nước chanh mật ong hỗ trợ loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa bất kỳ chứng viêm nào và cũng giúp giảm huyết áp.
4. Giải độc cơ thể:
Uống nước chanh mật ong giải độc cơ thể bằng cách làm cho nó trở thành một loại thuốc bổ gan tuyệt vời giúp trung hòa các gốc tự do có hại có trong cơ thể của một cá nhân.
5. Giảm cân:
Nước chanh mật ong ấm không chỉ tăng sự trao đổi chất mà còn loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. (Nguồn: Pinterest)
Uống nước chanh mật ong ấm không chỉ làm tăng sự trao đổi chất mà còn loại bỏ tất cả các chất thải độc hại có trong cơ thể con người có thể được lưu trữ trong các mô mỡ.
Thức uống ấm này cũng giúp cải thiện m.áu và đốt cháy chất béo khi uống thường xuyên.
6. Cải thiện tông màu da:
Đặc tính kiểm soát dầu có trong chanh giúp loại bỏ lượng dầu không cần thiết trên bề mặt da.
Các hóa chất độc hại khác và các gốc tự do có trong hệ tiêu hóa được đào thải ra ngoài nhờ sự hiện diện của axit citric, do đó cải thiện tông màu da và cũng làm cho da sáng hơn.
7. Tăng khả năng miễn dịch:
Các đặc tính chữa bệnh của mật ong không chỉ ngăn ngừa n.hiễm t.rùng và bệnh tật mà dung dịch nước chanh mật ong này còn giúp phục hồi nhanh chóng sau bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
8. Giảm táo bón, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu và sỏi thận:
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, khi kết hợp với tác dụng lợi tiểu của nước chanh có thể giúp loại bỏ bất kỳ chất không mong muốn nào như sỏi ra khỏi cơ thể.
Giải pháp này giúp ngăn ngừa các bệnh n.hiễm t.rùng và cuối cùng là cải thiện chuyển động ruột giúp giảm táo bón.
Công thức nước chanh mật ong:
Chỉ cần 1/2 quả chanh, 1 thìa mật ong và ít nước ấm, bạn đã có 1 ly chanh mật ong cho buổi sáng trước khi bắt đầu ngày mới. (Nguồn: Pinterest)
Thành phần:
Mật ong (1 muỗng canh, mật ong nguyên chất)
Nước chanh (1/2 quả chanh)
1 ly nước
Cách làm:
Đun sôi nước và để nguội.
Thêm nước cốt của nửa quả chanh vào.
Thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vào hỗn hợp này.
Uống hỗn hợp này khi bụng đói.
Lặp lại trong ngày: Mỗi ngày một lần vào sáng sớm.
Số lượng: Tiêu thụ một ly hằng ngày.
Thời điểm tốt nhất để uống mật ong và nước chanh là gì?
Thời điểm tốt nhất chính là sáng sớm khi bụng đói trước khi ăn sáng.
Tác dụng phụ:
Không có tác dụng phụ. Đôi khi bạn có thể bị ợ chua, mòn răng, đi tiểu thường xuyên và mất nước do lượng axit có trong nước chanh.
Nước chanh mật ong là một phương thuốc tự nhiên chữa trị nhiều bệnh. Uống thức uống này mỗi ngày khi bụng đói rất có lợi cho cơ thể.