Là cha mẹ, ai cũng mong con mình có chiều cao tốt nhất. Nhưng nhiều người vẫn có những quan niệm sai lầm trong quá trình chăm sóc dẫn đến hậu quả không tốt về phát triển chiều cao cho trẻ.
PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Trưởng Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM cho biết hàng ngày trong quá trình khám, tư vấn bác sĩ tiếp nhận hàng chục trường hợp bố mẹ đưa con từ 2-3 t.uổi tới 16-18 t.uổi đến khám, với mong muốn phát triển chiều cao.
PGS Xuân Ninh chia sẻ, qua trao đổi với bố mẹ về thói quen sinh hoạt, ăn uống, và đ.ánh giá chuyên môn, các bác sĩ đã tư vấn và mang lại hiệu quả rất tốt cho những trẻ trong khoảng từ 2 đến 15 t.uổi.
Với những trẻ từ 15 t.uổi trở lên hiệu quả kém hơn do bố mẹ đưa đi khám quá muộn và trong suốt quá trình chăm sóc đã có những quan niệm sai lầm dẫn đến hậu quả không tốt về phát triển chiều cao cho trẻ.
Khi con thấp còi, cha mẹ nên xem lại cách chăm sóc trẻ. Ảnh minh họa.
Dưới đây là một số những sai lầm mà PGS Nguyễn Xuân Ninh thường thấy nhất ở các bậc phụ huynh:
Nghĩ rằng con thấp bé do bên nội thấp bé
PGS Nguyễn Xuân Ninh cho biết đây là câu trả lời rất hay gặp với các mẹ đưa con đến khám. Theo đó, lỗi các mẹ kể đến đầu tiên là do bên nội.
“Tôi phải khẳng định ngay với các mẹ rằng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Ông bà, bố cháu bé do trước đây điều kiện chăm sóc, ăn uống thiếu, nhất là các vùng nông thôn, nên bị suy dinh dưỡng (SDD), còi xương.
Còn tiềm năng di truyền của người Việt Nam rất tốt, nếu phát huy hết trẻ nam có thể cao tới 1m80, trẻ gái có thể cao 1m70. Nhưng yếu tố quyết định nhất là hiện nay là trẻ đang đứng ở đâu trong biểu đồ phát triển?
Nếu chỉ hơi kém một chút so với chuẩn thì bằng phương pháp đúng (dinh dưỡng, rèn luyện thể chất và giấc ngủ) có thể thúc đẩy chiều cao đạt chuẩn dễ dàng. Còn nếu để đến suy dinh dưỡng thấp còi thì khó hơn và mất nhiều thời gian, thậm chí không thể cải thiện nếu trẻ đã hết t.uổi phát triển”, PGS Ninh cho hay.
Khi con đi học mới nhận ra
PGS Xuân Ninh cho biết không ít gia đình không hề biết con đang bị thiếu chiều cao so với tiêu chuẩn quy định, chỉ khi con đi học hoặc qua một vài tấm ảnh chụp cùng các bạn, bố mẹ mới chợt nhận ra con mình thấp bé nhất lớp. Khi đó mới mang con đến gặp bác sĩ để tư vấn phát triển chiều cao.
Qua đ.ánh giá cho thấy, những trẻ này hầu như đã ở mức suy dinh dưỡng thấp còi. Với trường hợp này, trẻ ở độ t.uổi mẫu giáo có khả năng cải thiện khá tốt, đối với trẻ học sinh tiểu học hoặc dưới 15 t.uổi, khi được hướng dẫn chế độ ăn và tập thể dục, cũng như sử dụng một số thuốc cần thiết vẫn có thể cải thiện chiều cao được phần nào.
Nên đưa trẻ đi khám khi thấy chiều cao không đạt chuẩn. Ảnh minh họa.
Uống quá nhiều thuốc tăng trưởng chiều cao
Hiện nay rất nhiều thuốc, sản phẩm tăng trưởng chiều cao được quảng cáo, giới thiệu trên mạng với những lời có cánh. Thực tế, không ít phụ huynh khi sử dụng đã gánh chịu hậu quả “t.iền mất, tật mang”.
PGS Nguyễn Xuân Ninh cho biết phát triển chiều cao là tổng hợp của nhiều tố, mỗi trẻ có những nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau, không ai giống ai. Chỉ khi khám và phát hiện chính xác nguyên nhân mới có biện pháp phục hồi tốt.
Theo PGS Ninh, việc này không đơn giản như bố mẹ vẫn nghĩ rằng cứ cho uống các thuốc theo quảng cáo là được. Về mặt y học, khi cơ thể không thiếu mà cứ bổ sung sẽ thành thừa, ảnh hưởng xấu đến các cơ quan tiêu hóa, gan thận, thậm chí gây sỏi gan thận, mà hiệu quả không có.
Đợi đến 17-20 t.uổi mới khám tăng chiều cao
Sai lầm này thường gặp nhất ở trẻ gái, khi chiều cao khiêm tốn (1m50-1m55), nhưng cân nặng và lượng mỡ lại thừa khá nhiều. Với nhóm này, tăng chiều cao khó hoặc không còn nhiều nữa.
Bởi vậy, PGS Ninh khuyên ở t.uổi này không nên quá chú ý vào tăng chiều cao, mà các cần chú trọng vào chỉnh cân nặng, tỷ lệ mỡ cho phù hợp, thì cơ thể vẫn đẹp và xinh xắn.
Cuối cùng PGS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo, t.uổi phát triển chiều cao tốt nhất là khoảng 2-3 t.uổi đến 12-13 t.uổi. Do vậy, cần phải khám và theo dõi định kỳ càng sớm càng tốt, để được tư vấn biện pháp căm sóc phù hợp với chiều cao đạt 1m80 (với nam) và 1m70 với nữ.
Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ, không phải do thiếu canxi, mẹ làm 3 điều này để bảo vệ
Đổ mồi hôi trộm là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ, khiến nhiều bố mẹ lo lắng.
Mồ hôi trộm là hiện tượng thường thấy ở t.rẻ e.m, trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ mà còn ảnh hướng tới sự phát triển của trẻ.
Trẻ ra mồ hôi thường xuyên, khiến lỗ chân lông giãn ra, đây là nơi ứ đọng những chất cặn bã dễ bị viêm nhiễm, rôm sảy, ngứa và mụn nhọt. Đồng thời, trẻ cũng dễ mất một lượng nước, muối khiến cơ thể trở nên khô, mệt mỏi, biếng ăn, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương.
Nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm
Khi ngủ, nhiều trẻ gặp tình trạng đổ mồ hôi nhễ nhại, gối ướt đẫm dù thời tiết không quá nóng. Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng trẻ đổ mồ hôi trộm là do thiếu canxi, nhưng trên thực tế, trẻ đổ mồ hôi trộm không phải thiếu canxi mà do những nguyên nhân sau:
Do đặc điểm phát triển của bản thân trẻ
Quá trình trao đổi chất với trẻ trong giai đoạn phát triển diễn ra rất mạnh mẽ, do đó trung tâm điều hòa thân nhiệt cũng nhạy cảm hơn, chỉ cần một ít động tác nhỏ cũng có thể khiến trẻ đổ mồ hôi. Hơn nữa, cơ địa tiết mồ hôi của trẻ khác với người lớn, vẫn đang phát triển ở giai đoạn đầu.
Mồ hôi chủ yếu xuất ra từ các tuyến mồ hôi ngoại tiết, vậy nên mồ hôi của trẻ thường tiết ra ở tay, chân, trán và lưng. So với người lớn, tuyến mồ hôi đã dần hoàn thiện, phát triển tốt, chủ yếu tập trung tiết ra ở nách – vùng bị khuất. Điều này khiến người lớn thường hay nghĩ rằng trẻ con xuất nhiều mồ hôi trộm.
Hiện tượng mồ hôi khi ngủ ở trẻ thường xuất hiện ở trán, tóc và cổ sau nửa giờ kể từ khi vào giấc ngủ. Thế nhưng hiện tượng này cũng nhanh chóng kết thúc 1 giờ sau đó.
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng thường thấy ở trẻ.
Do trẻ quá phấn khích hoặc lo lắng trước khi đi ngủ
Trẻ quá lo lắng hoặc phấn khích trước khi đi ngủ sẽ khiến não bộ ở trạng thái hưng phấn, kích thích trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động, dẫn đến tiết mồ hôi. Điều này sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
Do đó, cha mẹ nên tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái và để trẻ bình tĩnh khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, để không bị mất giấc ngủ và hình thành thói quen ngủ xấu.
Do trẻ ăn hoặc uống trước khi đi ngủ
Một số trẻ thường hay đòi ăn gì đó hoặc uống sữa trước khi đi ngủ. Tuy chỉ là một lượng nhỏ nhưng thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích dạ dày và ruột vận động, tăng tiết dịch vị và tuyến mồ hôi, gây ra chứng hyperhidrosis sau khi ngủ.
Bên cạnh đó, trẻ ăn trước khi ngủ cũng dẫn gây khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và đi sâu vào giấc ngủ
Do thiếu vitamin D
Trẻ dễ bị thiếu vitamin D hơn so với canxi. Thiếu vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa canxi mà còn gia tăng tình trạng “còi xương”, gây nên chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
Nếu trẻ không chỉ ngủ li bì sau khi đổ mồ hôi mà còn thường xuyên đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, ngủ không ổn định thì cha mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để thăm khám để biết cách chăm sóc khoa học.
Do thời tiết quá nóng và chăn bông quá dày
Ngoài ra, cũng không thể loại trừ trường hợp do yếu tố thời tiết tác động. Quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra mạnh hơn người lớn, cơ thể sinh nhiệt nhanh hơn, sau khi sinh nhiệt các em sẽ đổ mồ hôi để thoát nhiệt. Nếu phòng quá nóng hoặc đắp chăn quá dày, các bé sẽ bị nóng và đổ mồ hôi, nhất là các bộ phận ở đầu và cổ.
Ngoài việc đổ mồ hôi, cha mẹ cũng thường hay sợ con lạnh mà đắp chăn bông quá dày khiến giấc ngủ không ổn định.
Vậy nên, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế và ẩm kế, tính nhiệt độ và độ ẩm trong nhà để hạn chế cho trẻ ở trong môi trường khô nóng trong thời gian dài.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ như nhiệt độ phòng, thời tiết, thiếu vitamin D hoặc do bệnh lý…
Không phải do thiếu canxi, 3 điều mẹ cần lưu ý khi trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ
Cha mẹ đừng vội quy chụp rằng trẻ thiếu canxi, để biết trẻ thiếu canxi hay không cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nhưng trước hết, cha mẹ cần lưu ý 3 điều quan trọng sau khi nhận thấy trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm
Khi nhận thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều sau khi ngủ, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm, đó là do sinh lý hay bệnh lý?
Nếu trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt thì nguyên nhân gây ra mồ hôi có thể là do thời tiết nóng, đắp chăn hoặc mặc trang phục quá dày, vận động tốn nhiều năng lượng. Ngược lại, nếu trẻ đổ mồ hôi trộm giữa đêm, kèm theo quấy khóc khó chịu, ngủ không ổn định, là dấu hiệu không bình thường, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu nhận thấy tình trạng trẻ đổ mồ hôi bất thường khi ngủ, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Chú ý nhiệt độ phòng và không gian ngủ của trẻ
Nhiệt độ trong nhà tốt nhất là 20-24 độ C, không nên cao hơn, nhất là phòng quá nhiều gió do máy lạnh hoặc gió trời vào những ngày hè.
Đồ ngủ cho bé tốt nhất nên là vải cotton 100%, có độ thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái hơn khi mặc. Chăn của trẻ cũng không nên quá dày để không bị chèn ép khi thở.
Và quan trọng là cho trẻ ngủ trong không gian yên tĩnh, thoải mái, không quá ồn ào do tiếng TV, không mắng mỏ mà hãy cùng trò chuyện, lắng nghe với trẻ. Cha mẹ có thể đọc truyện, đọc sách hay cho trẻ nghe nhạc.
Chăm sóc sức khỏe của trẻ
Trẻ nhỏ tiết ra mồ hôi là chuyện thường, nhưng đổ mồ hôi quá nhiều không chỉ làm mất đi độ ẩm mà có thể khiến trẻ bị cảm lạnh. Vì vậy, sau khi tiết mồ hôi, chăm sóc cơ thể cũng rất quan trọng.
Khi ra mồ hôi, nghĩa là trẻ đang bị mất nước. Vì vậy cần phải bổ sung nước khi thời, như là uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi đổ mồ hôi vào đêm hôm trước, để tránh tình trạng da bị mất nước
Lau kịp thời khi trẻ ra mồ hôi để mồ hôi không kịp thấm vào cơ thể, hoặc tích cụ ở các nếp da. Nếu có thể, cha mẹ nên thay quần áo mới cho trẻ.
Không cho trẻ ở trong môi trường có gió lạnh, vì khi tiết mồ hôi, lỗ chân lông nở ra, gặp gió lạnh sẽ dễ bị cảm.
Mẹ nên lau kịp thời khi trẻ ra mồ hôi để mồ hôi không kịp thấm vào cơ thể, hoặc tích cụ ở các nếp da.