Điểm danh những bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp

diem danh nhung benh de nham lan voi quai bi thuong gap 006 5768056

Như các bạn đã biết, dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị thường là sốt, sưng mang tai, đau đầu… Tuy nhiên, thực tế có một số bệnh nhầm lẫn với quai bị. Vì có những dấu hiệu và triệu trứng tương tụ như bệnh quai bị.

Bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp

Từ thực tế cho thấy, có một số bệnh nhầm lẫn với quai bị. Bởi những triệu chứng thường gặp cũng tương tự như nhau. Chỉ khi xảy ra các biến chứng mới đưa người bệnh vào bệnh viện chữa trị thì đã muộn. Lúc này, quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn và còn để lại những di chứng nặng nề.

Một số bệnh nhầm lẫn với quai bị nhiều nhất là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, whitmore, bạch hầu…Triệu chứng gần giống nhau, nhưng độ nguy hiểm, cách điều trị, hay khả năng lây lan… khác nhau. Chính vì thế, bạn cần biết cách phân biệt để có biện pháp chữa trị, chăm sóc kịp thời.

Những bệnh dưới đây dễ nhầm lẫn với quai bị do có chung triệu chứng nhận biết nhưng biến chứng của bệnh lại khác nhau. Các biến chứng của bệnh có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh lâu dài.

1. Viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt mang tai là một loại bệnh lành tính, không lây lan. Loại bệnh này chỉ xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng, mũi họng. Một số trường hợp hiếm gặp là do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt gây nên.

diem danh nhung benh de nham lan voi quai bi thuong gap 444 5768056

Bệnh Viêm tuyến nước bọt – Một trong những loại bệnh nhầm lẫn với quai bị nhất (Ảnh: Internet)

Triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị

Viêm tuyến nước bọt có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với quai bị có thể khiến quá trình điều trị bệnh sai cách gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân:

– Viêm tuyến nước bọt gây sốt từ 38 đến 39 độ C.

– Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan rộng ra xung quanh.

– Tuy nhiên, vùng da chỗ bị sưng tấy đỏ.

– Nói và nuốt đau.

– Có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên.

– Khi ấn vào vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

Điều trị viêm tuyến nước bọt bằng cách nào?

Khi mắc phải bệnh này, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn dùng kháng sinh chống viêm, giảm phù nề, giảm đau.

Biến chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt

Nếu không được điều trị đúng cách, thì sau khoảng từ 7 đến 10 ngày dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Điển hình nhất của những biến chứng này chính là viêm mãn tính tái phát. Cứ vài tháng lại bị viêm lại, gây biến dạng khuôn mặt.

Tuy loại bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể dẫn đến biến chứng phì đại tuyến.

2. Bệnh whitmore là bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị

Whitmore là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Nó cũng có những triệu chứng ban đầu giống với quai bị. Căn bệnh này do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, thường gặp ở mọi lứa t.uổi nhưng lứa t.uổi lao động là dễ mắc cả.

diem danh nhung benh de nham lan voi quai bi thuong gap e9b 5768056

Whitmore cũng có những dấu hiệu rất giống với bệnh quai bị (Ảnh: Internet)

Vi khuẩn gây lên căn bệnh này thường sống trong đất, đường lây nhiễm. Chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc trực tiếp. Do hít phải các hạt bụi đất có chứa vi khuẩn, và nó cũng có thể lây lan từ người sang người.

Triệu chứng dễ nhầm lẫn với quai bị

Loại bệnh này thường xuất phát từ n.hiễm t.rùng tại phổi, với diễn biến từ nhẹ đến nặng. Khi bắt đầu mắc bệnh, bệnh nhân cũng có một số biểu hiện như:

– Sốt.

– Nhức đầu.

– Chán ăn.

– Ho.

– Đau ngực, đau nhức cơ bắp.

Biến chứng nguy hiểm

Do bệnh biểu hiện đa dạng, phức tạp và rất có thể dẫn đến t.ử v.ong nhanh nếu không được chẩn đoán, điều trị kháng sinh đúng cách. Vì vậy, việc nhầm lẫn bệnh whitmore với quai bị vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh.

3. Các bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị khác

Ngoài những bệnh dễ gây nhầm lẫn với quai bị trên. Còn có một số bệnh khác cũng có những biểu hiện gần giống với quai bị như:

– Viêm hạch: Bệnh này cũng sưng vùng tuyến mang tai, nhưng khối sưng có thể di động và thường kèm theo nhiều hạch.

– Bạch hầu: Khi trẻ mắc bệnh bạch hầu cũng sẽ sưng một lúc ở hai bên hàm, cổ bạnh ra, sốt cao, người lừ đừ.

Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được một số biến chứng nguy hiểm do chủ quan. nắm bắt được một số bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp nhất. Từ đó, có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về loại bệnh này để có cách chữa trị, chăm sóc đúng cách cho bệnh nhanh khỏi mà không để lại di chứng gì.

Bệnh quai bị và phương thức bệnh lây lan trong cộng đồng

Quai bị là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng là t.rẻ e.m nên mọi phụ huynh có con nhỏ đều lo lắng. Vậy bệnh quai bị có lây không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!

benh quai bi va phuong thuc benh lay lan trong cong dong dfc 5706208

Quai bị là một căn bệnh do virus paramyxovirus gây nên. Mặc dù tỉ lệ t.ử v.ong do bệnh quai bị rất thấp nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, đặc biệt là quai bị ở người lớn có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị thường gặp là viêm t.inh h.oàn và mào t.inh h.oàn, viêm buồng trứng, nhồi m.áu phổi, tổn thương thần kinh. Vì thế, tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh quai bị là điều vô cùng cần thiết để phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

1. Bệnh quai bị có lây không?

Quai bị không không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao và thậm chí còn có thể biến thành dịch.

Vậy quai bị có lây không? thì câu trả lời cho câu hỏi này là có. Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính lây lan rất nhanh và có khả năng bùng dịch trong cộng đồng nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Bất cứ ai cũng có thể bị virus gây bệnh quai bị tấn công khi nói chuyện, tiếp xúc gần gũi, dùng chung ly, cốc và dụng cụ ăn uống với những bệnh nhân mắc quai bị.

Trên thế giới, căn bệnh này đã từng là đại dịch ở một số quốc gia châu Phi và vài tiểu bang của nước Mỹ. Điều đáng mừng là từ khi vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị ra đời (năm 1967), căn bệnh này đã tiết giảm đến 90%.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng ta vẫn có thể mắc bệnh quai bị sau khi tiêm vắc xin vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất có thể là hệ miễn dịch không có phản ứng tốt với vắc xin được tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 liều theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.

2. Bệnh quai bị lây lan trong cộng đồng như thế nào?

2.1. Nguồn truyền nhiễm

Các nghiên cứu và các bác sĩ cho biết nguồn truyền nhiễm và ổ chứa của căn bệnh quai bị là người. Trong đó, nguồn truyền nhiễm quan trong nhất là người mắc bệnh quai bị trong giai đoạn khởi phát bệnh. Ngoài ra, những đối tượng đã mang virus quai bị mà chưa có các triệu chứng, dấu hiệu cụ thể cũng đóng vai trò là nguồn truyền nhiễm,

Theo các thống kê, trong một ổ dịch quai bị, thông thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng có khoảng từ 3-10 người mang virus lành, chủ yếu là những đối tượng có tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh của bệnh.

benh quai bi va phuong thuc benh lay lan trong cong dong 270 5706208

Vius quai bị lây lan nhanh chóng trong giai đoạn khởi phát bệnh – Ảnh Internet.

2.2. Thời điểm dễ lây nhiễm

Ở nước ta, thời gian lây lan của bệnh quai bị ra cộng đông có thể tản phát quanh năm.Tuy nhiên, thời điểm dễ lây nhiễm quai bị nhất là vào các tháng thu – đông vì lúc này khí hậu mát, lạnh và khô hanh. Những điều kiện thời tiết này góp phần làm cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn.

Theo các nghiên cứu, giai đoạn lây truyền của bệnh là thời điểm virus có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có triệu chứng sốt và viêm tuyến nước bọt) khoảng 3-5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7-10 ngày. Ngoài ra, khi tiến hành kiểm tra y tế, virus cũng có thể thấy ở nước tiểu của người bệnh trong vòng 2 tuần.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh quai bị có thể lây trước khi các tuyến nước bọt sưng và kéo dài đến 5 ngày sau khi bắt đầu sưng. Vì vậy, khi biết mình bị mắc bệnh quai bị, chúng ta cần tránh tiếp xúc với người khác ít nhất 5 ngày sau khi triệu chứng sưng tuyến nước bọt xuất hiện, để hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng.

Đọc thêm kiến thức về bệnh quai bị qua bài viết: Sưng đau tuyến nước bọt là gì? Khi nào là dấu hiệu của quai bị.

Điều đáng lo ngại là theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu, có tới 25% người bệnh bị nhiễm virus quai bị lại không có bất kỳ biểu hiện nào rõ rệt và có nguy cơ cao lây nhiễm sang những người xung quanh mà không hề hay biết .

2.3. Phương thức lây truyền của bệnh

Phương thức lây truyền của bệnh quai bị là lây qua đường hô hấp. Theo đó, virus gây ra bệnh quai bị có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng b.ắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi,… Khi người chưa mắc bệnh hít phải trực tiếp các dịch tiết này hoặc qua các đồ dùng do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh quai bị.

Các thống kê đã chỉ ra rằng những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh có kích thước nhỏ (từ 5 – 100 mm) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét. Còn lại, những hạt cực nhỏ, ở dạng khí dung (có kích thước dưới 5 mm) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín,khi gặp gió các hạt khí dung chứa virus có thể phát tán xa hơn, gây nên sự lây lan quai bị trong cộng đồng.

Như vậy, quai bị là căn bệnh có thể lây lan nhanh và có thể lây qua nước bọt hoặc chất nhầy từ miệng, mũi hoặc cổ họng của người bệnh. Cụ thể, người mắc bệnh quai bị có thể lây bệnh cho người khác qua các con đường sau:

– Ho hoặc hắt hơi.

– Dùng chung đồ dùng như dao, kéo và đĩa với người mắc bệnh quai bị.

– Chia sẻ thực phẩm với người bị nhiếm bệnh.

– Lây lan khi hôn nhau.

– Lây lan khi người mắc bệnh chạm vào mũi hoặc miệng của mình, sau đó truyền nó lên bề mặt mà người khác có thể chạm vào như ly nước.

Với những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ rằng quai bị là một bệnh có lây truyền và lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng nếu không có các biện pháp bảo vệ và phòng tránh kịp thời. Vì vậy, để phòng ngừa quai bị hiệu quả cần chú ý phát hiện kịp thời để ngăn chặn khả năng lây nhiễm bệnh cho mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *