Rất nhiều người cho rằng ăn nhiều chôm chôm sẽ bị nóng. Nhưng nếu bạn ăn với lượng vừa phải thì lại nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy ăn chôm chôm có tác dụng gì?
Quả chôm chôm còn được biết đến với tên Nephelium lappaceum. Chôm chôm là loài cây ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Theo nghiên cứu mới nhất của viện nghiên cứu dinh dưỡng Việt Nam, chôm chôm có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể con người như, calo, chất béo, đạm, carbohydrate, chất xơ, canxi, kali, vitamin C và vitamin B9,…
1. Ăn chôm chôm có tác dụng gì?
Quả chôm chôm có vị ngọt thanh, lớp thịt dễ tách hạt. Vì thế có rất nhiều đã lựa chọn loại quả này làm món tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Dưới đây là một số tác dụng tốt cho sức khỏe của quả chôm chôm bạn nên biết để bổ sung loại trái cây này vào thực đơn tráng miệng cho cả gia đình:
1.1. Chôm chôm có tác dụng hỗ trợ người bệnh tiểu đường
Theo các chuyên gia ở Trung Quốc, thì vỏ quả chôm chôm có khả năng giúp chống lại bệnh tiểu đường. Bởi trong thành phần của nó chứa một lượng chất phenolic, có tác dụng làm giảm hàm lượng đường glucose trong m.áu lúc đói.
1.2. Ăn chôm chôm có béo không?
Ăn chôm chôm có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người (Ảnh: internet)
Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, chôm chôm được biết là một loại quả đem lại hiệu quả giúp kiểm soát được cân nặng hiệu quả. Điều này cho biết, hàm lượng đường có trong quả chôm chôm rất thấp.
Quan trọng hơn, trong quả chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ giúp bạn no lâu hơn, và hỗ trợ quá trình giảm cân.
1.3. Ngăn chặn nguy cơ bị xơ vữa động mạch
Quả chôm chôm có chứa hàm lượng vitamin B3 rất lớn. Loại vitamin này có thể chuyển hóa carbohydrate, chất béo cùng protein thành nguồn năng lượng tích cực để duy trì các hoạt động của cơ thể.
Vì thế, việc bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày giúp bạn tăng cường chuyển hóa chất béo. Đồng thời đẩy lùi tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể và từ đó làm giảm nguy cơ hình thành bệnh tim mạch vành.
1.4. Giúp xương chắc khỏe
Một trong những tác dụng của chôm chôm nữa chính là duy trì khối lượng xương và củng cố sức khỏe của xương khớp nhờ hàm lượng photpho, canxi cao. Vì thế, quả chôm chôm còn có khả năng hỗ trợ quá trình hình thành và nuôi dưỡng xương. Hơn nữa hàm lượng vitamin C có trong chôm chôm còn góp phần giúp xương chắc khỏe hơn.
1.5. Phòng ngừa ung thư
Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Nó có tác dụng trong việc phòng chống bệnh ung thư hiệu quả không?
Vitamin C có trong quả chôm chôm có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do gây hại cho cơ thể. Từ đó tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh những tổn thương tế bào, giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh ung thư.
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, vỏ của quả chôm chôm có tác dụng cản trở và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì thế, phần vỏ của loại trái cây này còn được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh ung thư gan. Một nghiên cứu khác cho thấy, ăn 5 quả chôm chôm mỗi ngày có thể hạn chế nguy cơ phát triển của bệnh ung thư.
1.6. Kháng khuẩn và sát trùng
Trong các nghiên cứu khoa học cho thấy, quả chôm chôm còn có khả năng kháng khuẩn và t.iêu d.iệt mầm bệnh rất tốt. Ngoài ra, loại quả này còn có thể sát trùng, giúp cơ thể chống lại hàng loạt dạng n.hiễm t.rùng. Đồng thời, rút ngắn thời gian chữa lành vết thương, ngăn chặn sự hình thành của dịch mủ.
1.7. Cải thiện hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ dinh dưỡng có trong quả chôm chôm không chỉ giúp bạn no lâu mà còn có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Chất dinh dưỡng này còn có thể ngăn ngừa một số vấn đề không tốt cho hệ tiêu hóa như táo bón, khó tiêu.
Quả chôm chôm còn sở hữu đặc tính kháng khuẩn, giúp t.iêu d.iệt các loại ký sinh trùng có trong đường ruột. Nhờ vậy chôm chôm có thể hỗ trợ điều trị bệnh táo bón hiệu quả.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể về cải thiện hệ tiêu hóa của quả chôm chôm. Vì vậy, muốn sử dụng chôm chôm để cải thiện hệ tiêu hóa, bạn nên tham khảo của các chuyên gia dinh dưỡng.
Đọc thêm một số loại trái cây khác tốt đối với sức khỏe con người:
Ăn thanh long có tác dụng gì? Ăn nhiều thanh long có béo không?
Thanh trà đang vào mùa, đừng bỏ qua tác dụng của quả thanh trà và lưu ý khi ăn này
1.8. Hỗ trợ trị gàu và bệnh da đầu
Chôm chôm có đặc tính sát khuẩn nên có tác dụng tốt trong việc điều trị gàu và một số bệnh da đầu khác. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C có chứa trong loại quả này còn giúp nuôi dưỡng sức khỏe của mái tóc và da đầu từ bên trong giúp tóc óng ả hơn.
Hàm lượng khoáng chất đồng có trong chôm chôm còn có khả năng điều trị chứng rụng tóc, đồng thời tăng cường màu sắc cho mái tóc giúp tóc đen, mượt, ngăn ngừa tình trạng bạc tóc do lão hóa sớm.
Protein có trong quả chôm chôm còn giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, suôn mượt. Tuy nhiên, để phòng tránh tình trạng kích ứng da, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu khi muốn sử dụng nước ép chôm chôm để massage lên tóc.
1.9. Giúp da khỏe
Không chỉ quả chôm chôm đem lại lợi ích tăng cường sức khỏe và giúp da tươi trẻ mà hạt chôm chôm cũng có tác dụng này. Phần hạt có thể được sử dụng nghiền nát thành hỗn hợp sệt sau đó thoa lên da đem lại hiệu quả cải thiện màu da không đều.
Hạt chôm chôm có chứa rất nhiều dinh dưỡng, có tác dụng tiêu viêm rất tốt. Nên nó là một trong những vị thuốc quý trong đông y (Ảnh: internet)
Quả chôm chôm có tác dụng cấp ẩm cho da, dưỡng chất mangan và vitamin C có chứa trong quả chôm chôm có tác dụng giúp hỗ trợ sản sinh collagen và đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra.
1.10. Mẹ bầu có nên ăn chôm chôm không?
Với những mẹ bầu khi ăn chôm chôm sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Điển hình như:
– Nhờ vị ngọt tự nhiên sẽ giúp cải thiện tình trạng choáng váng, buồn nôn. Đồng thời, làm giảm những triệu chứng gây khó chịu mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp.
– Chôm chôm còn đóng vai trò là nguồn cung cấp chất sắt cao. Giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi, chóng mặt khi mang thai. Tăng cường hấp thụ chất sắt còn giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin có trong cơ thể của người mẹ.
– Chôm chôm còn chứa hàm lượng vitamin E có tác dụng làm dịu tình trạng ngứa ngáy, gây khó chịu mà mẹ bầu gặp phải trong thời kỳ mang thai.
Vậy mẹ bầu có nên ăn chôm chôm không? thì câu trả lời là Có.
Dù chôm chôm đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe bà bầu nhưng không phải vì thế mà mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm bởi đây là một loại trái cây nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn quả chôm chôm quá chín bởi nồng độ cồn cao trong loại quả này không an toàn cho mẹ và bé.
1.11. Ăn chôm chôm nóng hay mát?
Mùa hè là mùa chôm chôm, mọi người thường lựa chọn loại trái cây này vì đây là loại quả ngọt. Tuy nhiên, vì lượng đường trong chôm chôm nhiều nên ăn chôm chôm sẽ gây nóng trong người.
Vậy ăn chôm chôm nóng hay mát thì câu trả lời là nóng. Do đó, nên ăn chôm chôm ở lượng vừa phải. Đặc biệt với những đối tượng dễ bị bốc hỏa như phụ nữ t.iền mãn kinh khiến phụ nữ càng khó chịu hơn nếu ăn loại quả này.
2. Ai không nên ăn chôm chôm?
Tuy chôm chôm ăn ngon, ngọt và có nhiều chất dinh dưỡng nhưng đây không phải loại quả dành cho những đối tượng sau:
– Người đầy bụng, khó tiêu không nên ăn chôm chôm vì sẽ gây ra ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu trở nên nghiêm trọng hơn.
– Người nóng trong hay bốc hỏa không nên ăn chôm chôm vì loại quả này gây nóng sẽ khiến người bệnh càng thêm bức bối, khó chịu.
Nên ăn 400 đến 500g chôm chôm mỗi ngày (Ảnh: internet)
– Người bị bệnh tiểu đường không ăn loại quả này vì chôm chôm là trái cây có hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều chôm chôm sẽ trở thành nguyên nhân làm tăng đường huyết khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
– Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn chôm chôm vì loại quả này chứa nhiều đường gây nhiệt cho cơ thể. Đồng thời, chôm chôm cũng làm kích thích nổi mụn nhọt và rôm sảy xảy ra.
– Những người đang muốn giảm cân. Dù chôm chôm được biết hỗ trợ giảm cân vì chứa nhiều chất xơ giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, chôm chôm lại là loại quả chứa nhiều đường, có độ ngọt cao. Nếu ăn nhiều chôm chôm sẽ khiến quá trình giảm cân của bạn không đạt hiệu quả như mong muốn.
3. Lưu ý khi ăn chôm chôm
Mặc dù có rất nhiều chất dinh dưỡng có trong quả chôm chôm, nhưng bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi ăn. Một người bình thường khỏe mạnh, chỉ nên ăn khoảng 400 đến 500 g. Nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút và tránh ăn vào ngày nắng nóng.
Thông qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết đượcăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm thế nào là đúng cách để có thể lựa chọn loại trái cây này bổ sung vào món tráng miệng cho cả gia đình một cách hợp lý, khoa học nhất.
Phụ nữ muốn xương trẻ khỏe, đừng quên điều này!
Chế phẩm sinh học vốn được gọi là men vi sinh, khi được sử dụng với lượng thích hợp, mang lại lợi ích sức khỏe, theo Natural News.
Muốn xương trẻ nên ăn uống thức ăn chứa lợi khuẩn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo các nghiên cứu, những lợi ích sức khỏe mà men vi sinh mang lại bắt nguồn từ khả năng khôi phục sự cân bằng vi sinh vật trong ruột. Bởi vì tình trạng của hệ vi sinh vật đường ruột của một người có tác động rất lớn đến tiêu hóa và chức năng miễn dịch. Mặt khác, sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, còn được gọi là rối loạn vi khuẩn, có liên quan đến nhiều loại bệnh, chẳng hạn như béo phì, bệnh tim, bệnh thận mạn tính và bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyung Hee (KHU) ở Hàn Quốc đưa ra một ví dụ điển hình về mức độ mạnh mẽ của men vi sinh và cách chúng có thể được sử dụng cho mục đích y học.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của men vi sinh đối với chứng viêm â.m đ.ạo do vi khuẩn Gardnerella vaginalis gây ra và chứng loãng xương do cắt buồng trứng.
Theo báo cáo, chế phẩm sinh học, cụ thể là vi khuẩn chống viêm được phân lập từ kim chi, đã giúp cải thiện đáng kể ở chuột cái mắc các tình trạng nêu trên. Bài báo đăng trên Tạp chí Medicinal Food (Thực phẩm Thuốc).
Viêm â.m đ.ạo do vi khuẩn (BV) là một loại viêm do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn như G. vaginalis, thường trú ngụ tự nhiên trong â.m đ.ạo. Thông thường, vi khuẩn tốt nhiều hơn vi khuẩn xấu và luôn kiểm soát chúng; nhưng một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như thường xuyên thụt rửa hoặc quan hệ t.ình d.ục không an toàn, có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong â.m đ.ạo và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn xấu, theo Natural News.
Theo thống kê, bệnh loãng xương phổ biến hơn ở phụ nữ, với 1/3 trên 50 t.uổi bị gãy xương vì căn bệnh này, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 1/5. Di truyền và t.uổi tác có thể đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh loãng xương, cùng với lượng canxi thấp, các vấn đề về tuyến giáp, tình trạng viêm nhiễm và việc sử dụng thuốc corticosteroid.
Nhóm nghiên cứu KHU kết luận rằng men vi sinh có trong thực phẩm lên men như kim chi có thể làm giảm bớt BV và loãng xương bằng cách giảm viêm và điều chỉnh thành phần vi sinh vật đường ruột, theo Natural News.