Mọi người đều biết rằng bệnh nhân sốt virus nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng thêm sức đề kháng. Tuy nhiên, bị sốt có nên uống nước cam không thì không phải ai cũng biết câu trả lời.
Nước cam từ lâu đã được biết đến với công dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Trong cam có rất nhiều vitamin C, giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về tác dụng của nước cam với bệnh nhân sốt virus. Vậy sốt có nên uống nước cam không?
1. Nước cam có tốt cho sức khỏe không?
Mọi người đều biết, cam là loại trái cây đặc biệt giàu vitamin C và chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cam còn là loại quả có vị ngọt, dễ ăn, đây là loại quả đem rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Với hàm lượng vitamin C có trong nước cam, đây được biết là nhân tố có tác dụng giúp ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch và còn đem lại hiệu quả giúp giảm cholesterol ở gan. Đồng thời, vitamin C có trong quả cam còn là chất chống oxy hóa rất tốt, có tác dụng giúp tăng khả năng đào thải các chất độc trong cơ thể.
Trong quả cam còn có chứa flavonoid, hesperidin có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ và nâng cao tính bền của thành mạch m.áu.
Đặc biệt, cam là trái cây giàu chất xơ, có vai trò quan trọng trong việc giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và đây cũng là t.iền chất có tác dụng hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Uống nước cam đều đặn mỗi ngày với lượng lớn không hẳn là việc tốt – Ảnh Internet
Uống nước cam đúng cách:
Dù nước cam đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải bạn lúc nào cũng nên uống nước cam. Thực tế, việc uống nước cam đều đặn mỗi ngày với lượng lớn không hẳn là việc tốt. Nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, cam còn là trái cây có axit và sẽ làm mòn men răng nếu uống trong thời gian dài. Dù bản chất nước cam đem lại nhiều lợi ích đối với xương khớp nhưng nếu uống quá nhiều nước cam cùng với đường sẽ cho kết quả ngược lại khiến tình trạng viêm khớp của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Về nguyên tắc uống nước cam, chỉ cần uống một lượng vừa đủ sẽ đem lại hiệu quả trong việc phòng chống nhiều bệnh. Ngoài ra, đối với các trường hợp thiếu hoặc thừa nước cam đều không có lợi đối với sức khỏe. Mỗi ngày không nên uống quá 200ml nước cam. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để nhận tư vấn cụ thể, chính xác hơn về liều lượng nước cam nên dùng.
2. Sốt có nên uống nước cam không?
Hầu hết mọi người thường uống nước cam khi bị bệnh vì đây là một loại thực phẩm giàu vitamin C được biết đến với tác dụng tăng cường sức để kháng của cơ thể. Một cốc nước cam thông thường có khoảng 80 mg vitamin C (chiếm hơn 100% mức vitamin C được khuyến nghị trong chế độ ăn uống hàng ngày).
Vì vậy, nước cam dường như là đồ uống hoàn hảo đối với tất cả những người đang bị bệnh. Tuy nhiên, sốt có nên uống nước cam không?
Nước cam là một thức uống có đường và khi vào cơ thể, đường sẽ làm cho các tế bào bạch cầu t.iêu d.iệt vi khuẩn chậm chạp hơn. Nghiên cứu về sự nguy hiểm của đường trong chế độ ăn uống đã được chứng minh rất nhiều bởi các nhà khoa học.
Hiện nay, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng đường trong chế độ ăn uống có liên quan đến béo phì, bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Ngoài ra, đường còn ức chế hệ thống miễn dịch.
nước cam dường như là đồ uống hoàn hảo đối với tất cả những người đang bị bệnh. Tuy nhiên, sốt có nên uống nước cam không? – Ảnh Internet
Vậy nếu câu trả lời cho việc bị sốt virus có nên uống nước cam không thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên, không nên uống nước cam khi đói để tránh làm gia tăng lượng axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày và không uống nước cam cùng thuốc vì có thể phá hủy cấu trúc khiến thuốc mất hoạt tính. Lưu ý, bị sốt không uống nước cam với sữa vì dễ gây hiện tượng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
Cụ thể vấn đề nước cam có chức năng hoạt hóa các enzym tiêu hủy thuốc. Tất nhiên trong cơ thể thì quá trình tiêu hủy thuốc bởi các enzym này luôn diễn ra. Tuy nhiên, nếu có xúc tác của nước cam thì quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc.
Ngoài ra, nếu không uống nước cam hoặc các thức uống có đường khác, hãy bổ sung nước cho cơ thể của mình bằng nước lọc.
Đừng phân vân về việc bị sốt uống nước cam được không, bạn có thể tìm đến rất nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C khác như: ớt xanh, dưa đỏ, bưởi, cà chua, bông cải xanh và rau lá xanh cũng giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể khi bị sốt. Còn nếu muốn ăn cam, nên ăn quả cam để nhận chất xơ trong cam.
3. Bị sốt virus nên ăn gì?
Người bị sốt virus cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bởi vì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với bệnh nhân sốt virus. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho người bị sốt được các bác sĩ khuyên nên tuân thủ:
– Nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrite hoặc oresol để bù điện giải khi bị sốt.
– Người bị sốt nên ăn thức ăn lỏng như súp, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt.
– Ăn tỏi khi bị sốt là một lựa chọn được khuyên dùng, đây còn là một loại thực phẩm tuyệt vời cho hệ thống miễn dịch.
Còn nếu muốn ăn cam, nên ăn quả cam để nhận chất xơ trong cam – Ảnh Internet
– Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày.
– Cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm và rửa tay thường xuyên khi bị sốt.
– Các chuyên gia y tế cũng khuyên nên bổ sung vitamin D trong suốt mùa thu và mùa đông (2000 đến 4000 IU mỗi ngày).
Bên cạnh những thực phẩm tốt, người bị sốt virus cũng không nên ăn những đồ sau đây:
– Không nên ăn đồ lạnh hoặc uống nước đá do gây viêm họng, do rối loạn tiêu hóa, ăn đồ lạnh gây kích thích dạ dày – ruột, làm nặng hơn triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…
– Không ăn đồ ăn có tính cay nóng vì chúng làm tăng nhiệt độ cơ thể lên cao như ớt, hạt tiêu, gừng, và các loại gia vị có vị cay nồng…
– Không ăn đồ ăn có chứa nhiều chất đạm do chứa nhiều protein.
Hi vọng những thông tin trong bài viết về s ốt có nên uống nước cam “> s ốt có nên uống nước cam không ở trên có thể giúp người bị sốt có cho mình những lựa chọn tốt nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe khi bị sốt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bệnh lý hoa hậu Mai Phương Thúy vừa mắc, ngày hè nóng nực càng phải thận trọng
Hoa hậu Mai Phương Thúy mới đây chia sẻ hình ảnh ngồi xe lăn khiến nhiều người lo lắng cho sức khỏe của cô. Bệnh lý mà hoa hậu Mai Phương Thúy đang mắc rất hay gặp ở nhiều người trong ngày hè nóng nực.
Mới đây, hoa hậu Mai Phương Thúy đã chia sẻ trên trang cá nhân hình ảnh ngồi trên xe lăn được chụp trước bệnh viện với dòng chia sẻ “Mấy khi mình thấp như vậy” và trước đó là dòng trạng thái ốm và sốt khiến không ít người lo cho sức khỏe của cô.
Nhiều sao Việt như Đông Nhi, Hà Thu, Quỳnh Nga, Hà Kiều Anh… đã bày tỏ lo lắng cho Hoa hậu Việt Nam 2006. Trước sự quan tâm của mọi người, nàng hậu chia sẻ mình bị sốt siêu vi, thấy chóng mặt.
Mai Phương Thúy mới đây phải vào viện vì sốt siêu vi. Ảnh Internet
Theo BS Trần Thị Kim Ngọc, sốt siêu vi hay sốt virus là bệnh nhiễm virus. Bệnh thường gặp trong khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc nóng sang lạnh, từ nắng nóng chuyển sang mưa nhiều và ngược lại… Hiện nay thời tiết đang vào những đợt nắng nóng là yếu tố thuận lợi, nếu không nâng cao sức đề kháng rất dễ bị sốt siêu vi. Sốt siêu vi có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, nhưng nguy hiểm hơn với những người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ.
Người bệnh khi bị sốt siêu vi thường có triệu chứng điển hình là cơ thể mệt mỏi, đặc biệt là phần đầu, đau cơ xương khớp; Sốt cao trên 39 độ. Sốt theo từng cơn, thường về chiều và đêm nặng hơn; nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Bệnh sốt siêu vi không quá nguy hiểm. Thường sau khoảng 5-7 ngày, các triệu chứng của bệnh suy giảm, tự khỏi mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu mọi người chủ quan để nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, triệu chứng nặng hơn có thể dẫn tới co giật, rơi vào hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sốt siêu vi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, bệnh lại lây lan nhanh nên người mắc bệnh cần có ý thức tự cách ly và thông báo người xung quanh biết để phòng lây nhiễm.
Chăm sóc người bệnh sốt virus
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, khác các bệnh do vi khuẩn gây ra, sốt virus uống thuốc kháng sinh không giúp cơ thể t.iêu d.iệt virus. Người bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày nếu được chăm sóc tốt.
Để giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh, các chuyên gia khuyến cáo cần chú ý biện pháp chăm sóc sau:
* Bổ sung đủ nước
Người bệnh sốt siêu vi thường sốt cao khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước nhanh, mất cân bằng điện giải. Bởi vậy, người bệnh nên tăng cường bổ sung nước. Ngoài nước lọc có thể dùng các thức uống tốt như nước ép trái cây, nước cân bằng điện giải, nước trong các món canh.
Ở trẻ sơ sinh, cha mẹ bổ sung nước tăng cường bằng cách tăng cữ bú và thức uống điện giải đặc biệt.
Người bệnh mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi, mỗi ngày ngủ đủ 8 – 10 tiếng, tránh lao động quá sức, tập thể dục…
* Cẩn thận khi dùng thuốc hạ sốt không kê đơn
Cơ thể sẽ rất mệt mỏi khi bị sốt siêu vi. Để kiểm soát tốt cơn sốt này tạm thời, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,… Nhưng cần phải dùng theo đúng liều lượng, hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Việc dùng thuốc hạ sốt quá liều lượng dễ dẫn tới tổn thương gan, xuất huyết dạ dày, bệnh lý về thận. Ngoài ra, lưu ý trẻ dưới 18 t.uổi không dùng Aspirin.
* Làm mát cơ thể
Sốt khiến bạn khó chịu nên cần nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách như: Lau người với nước ấm, không ngâm hay lau nước lạnh có thể khiến tình trạng nặng nề hơn. Người bệnh cần mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, dùng quạt để lưu thông khí…
Khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà không đỡ hoặc cơ thể sốt quá cao nên tới cơ sở y tế kiểm tra. Sốt cao quá kéo dài dễ gây biến chứng nếu chủ quan.
Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người cũng cần lưu ý các biện pháp để phòng tránh bệnh như: Vệ sinh thường xuyên nhà cửa và môi trường sống để ngăn vi khuẩn sinh sôi hay tạo điều kiện cho virus lây truyền qua các vật trung gian; Tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi,…; Nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, nên ăn thức ăn lỏng.