Khi đau bụng, thai phụ được bác sĩ cho uống thuốc nhuận tràng nhưng không ngờ sau đó thai nhi lại “rơi” ra ngoài trong lúc người mẹ đi vệ sinh.
Khi mang thai, các mẹ bầu đều cẩn thận từng chút một từ chế độ ăn uống tới thói quen sinh hoạt hàng ngày, bởi lẽ chỉ cần sơ sẩy một chút thì họ có thể mất đi đứa con trong bụng mãi mãi. Gần đây, chị Trần (sống ở huyện Ninh Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) nhập viện để giữ thai nhưng không ngờ cô lại mất con chỉ 3 ngày sau đó và nguyên nhân chính là do sơ suất của bệnh viện.
Theo đó, chị Trần đã mang thai được hơn 4 tháng. Một thời gian trước, chị có triệu chứng ra m.áu nên chị tới Bệnh viện Phụ sản – Nhi Ninh Hải vào ngày 9/4 để thăm khám. Kết quả thăm khám cho thấy, các chỉ số của thai nhi đều bình thường nhưng bác sĩ vẫn cho mẹ bầu nhập viện để theo dõi sức khỏe.
Ngay trong ngày hôm đó, bác sĩ đã tiêm thuốc an thai cho chị Trần và cho chị dùng thuốc bắc vào ngày hôm sau. Thế nhưng, đến 5h sáng ngày thứ 3 sau khi nhập viện, thai phụ lại cảm thấy hơi đau bụng.
Chị Trần bị sảy thai sau 3 ngày nhập viện.
Lúc này, một bác sĩ họ Lý tới khám cho chị. Vị bác sĩ này chạm vào bụng chị Trần rồi nói rằng đó có thể chỉ là một cơn co thắt thông thường. Bác sĩ yêu cầu mẹ bầu đi tiêm thuốc chống co thắt nhưng chị vẫn cảm thấy đau sau khi tiêm thuốc xong.
Cho rằng đó không phải là cơn co thắt tử cung mà chị Trần bị đau bụng là do táo bón nên bác sĩ Lý đã cho thai phụ uống một lọ thuốc nhuận tràng vào lúc 7-8h sáng. Mẹ bầu đi vào nhà vệ sinh theo yêu cầu của bác sĩ nhưng không ngờ thai nhi lại rơi ra ngoài khi chị đang cố gắng đi vệ sinh.
Bệnh viện sau đó cũng đưa ra lời giải thích cùng đề nghị bồi thường 28.000 tệ (hơn 100 triệu đồng) nhưng gia đình chị Trần không thể chấp nhận nổi việc này. Chị cho biết sau khi mang thai, chị đã nghỉ làm để toàn tâm toàn ý ở nhà an thai, vì vậy số t.iền đền bù đó làm sao có thể bù đắp được mất mát mà chị phải chịu đựng.
” Không phải là tôi vòi t.iền mà là bệnh viện muốn trả lại công bằng cho tôi. Tuy nhiên, sau khi vụ việc xảy ra, bác sĩ thậm chí còn không trực tiếp tới xin lỗi tôi “, chị Trần chia sẻ.
Bác sĩ Trương giải thích về trường hợp của thai phụ.
Nói về trường hợp này, trưởng khoa Trương cho biết thai phụ đang mang thai ở tuần thứ 19 và được chỉ định nhập viện sau khi thăm khám. Thuốc tiêm cho thai phụ vào ngày sảy ra sự việc là magie sulfat, có tác dụng làm dịu cơn co thắt, nhưng không giúp ngăn ngừa sinh non. Thế nhưng, cơn đau của thai phụ vẫn chưa tan biến, kết hợp với biểu hiện của bụng lúc đó nên bác sĩ quyết định không tiêm thuốc lần thứ 2, tìm phương pháp khác để ứng phó.
Đối với việc sử dụng thuốc nhuận tràng, bác sĩ cho biết loại thuốc này quả thật không phù hợp với trường hợp của chị Trần. Có lẽ do bác sĩ còn quá trẻ nên thiếu kinh nghiệm, việc khám lâm sàng còn thiếu sót nên mới dẫn đến sơ suất này.
Bệnh viện hứa sẽ bồi thường cho gia đình chị Trần vì mất mát này. Dù vậy, với một gia đình đang mong con ngóng cháu thì bao nhiêu t.iền mới bù đắp được nỗi đau này.
Món tiềm thuốc bắc bồi bổ cơ thể
Món tiềm thuốc Bắc phù hợp nhiều người, đặc biệt là người suy nhược, thiếu m.áu, sau điều trị bệnh, phụ nữ sau sinh.
Món này cũng tốt cho người làm việc trí óc căng thẳng, cần bồi bổ sau thời gian làm việc, học hành quá sức. Đây là món ăn có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa cổ đại.
Theo y học cổ truyền, món tiềm giúp tăng cường khí lực, bổ m.áu, tăng sinh hồng cầu, sáng mắt, đẹp da, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, kích thích tiêu hóa… Tuy có tính bổ dưỡng cao nhưng món tiềm không làm tăng cân ngoài ý muốn vì tỷ lệ bột đường khá thấp. Mỗi tuần có thể ăn 1-2 lần. Người ăn chay trường càng cần sử dụng thường xuyên hơn.
Có thể thực hiện món tiềm thuốc bắc chay với nấm, tàu hũ ky, đậu hũ chiên. Ảnh: Mộc Nguyên.
Cách chế biến món tiềm thuốc bắc (cho khoảng 4-6 người dùng)
Nguyên liệu
Nguyên liệu tiềm cho người ăn mặn: một con gà/vịt/giò lợn…, trọng lượng khoảng 1-1,2 kg.
Nguyên liệu tiềm cho người ăn chay: 300 g nấm đông cô (hoặc nấm đùi gà), 100-200 g tàu hũ ky, 2-4 miếng đậu hũ chiên.
Thang thuốc tiềm: Thục địa 15 g, đẳng sâm 12 g, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g, liên nhục 12 g, hoài sơn 15 g, ý dĩ 15 g, kỷ tử 8 g, đại táo 12 g, trần bì 4 g.
Gia vị: muối, gừng, tiêu, nước tương.
Thực hiện
Rửa sạch từng vị thuốc, vẩy ráo nước, cho vào nồi, đổ nước ngập gấp 2-2,5 lần lượng thuốc và ngâm khoảng 30 phút.
Thang thuốc tiềm. Ảnh: Mộc Nguyên.
Món tiềm thuốc bắc mặn:
Ướp gà (hoặc vịt, giò lợn…) đã được làm sạch và chặt miếng theo sở thích với muối hạt và gừng đ.ập dập.
Cho các phần xương của gà/vịt như đầu, cổ, cánh vào nồi thuốc, đậy nắp nồi, bắc lên bếp, vặn lửa lớn đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa liu riu, nấu khoảng 30 phút.
Cho tiếp phần thịt gà/vịt/giò lợn vào nồi thuốc. Lượng nước ngập khoảng 2/3 nguyên liệu. Vặn lửa lớn cho sôi bùng sau đó hạ lửa nấu liu riu thêm khoảng 30 phút cho cả gà/vịt/lợn và thuốc mềm vừa ăn.
Nêm thêm một ít nước tương và muối vừa với khẩu vị rồi tắt bếp. Rắc tiêu vừa đủ. Các nguyên liệu đều có vị ngọt rất tự nhiên nên không cần thêm bột ngọt.
Món tiềm thuốc bắc mặn. Ảnh: Mộc Nguyên.
Món tiềm thuốc bắc chay:
Cắt nấm, tàu hũ ky và đậu hũ thành miếng vừa ăn.
Bắc nồi thuốc lên bếp, vặn lửa lớn đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa liu riu, nấu khoảng 30 phút.
Cho tiếp phần nấm, tàu hũ ky, đậu hũ, một ít muối hột, ít nước tương vào nồi thuốc, vặn lửa lớn cho sôi bùng sau đó hạ lửa nấu liu riu thêm khoảng 30 phút, sao cho cả nấm, tàu hũ và thuốc mềm vừa ăn là đạt.
Nêm thêm một ít nước tương, muối rồi tắt bếp, rắc tiêu vừa đủ.
Nếu không có thời gian canh lửa, có thể nấu món tiềm bằng nồi áp suất. Đổ cả thuốc đã ngâm nước và các nguyên liệu vào nồi áp suất, đảo đều, chọn chế độ và thời gian thích hợp. Với nấm và tàu hũ, nên cắt miếng lớn để tránh bị nhừ, nát.
Lưu ý nên mua thuốc ở các cửa hàng uy tín, trong các bệnh viện chuyên ngành.