Nghĩ mình trẻ, bạn sẽ trẻ!

Các nhà khoa học Đức mới đây khẳng định những người lớn t.uổi nhìn nhận bản thân trẻ hơn t.uổi thật sẽ có ít dấu hiệu lão hóa do căng thẳng tinh thần (stress) hơn so với những người cùng t.uổi luôn nghĩ mình già nua.

nghi minh tre ban se tre 31d 5766760

Tâm hồn tươi trẻ tác động tốt tới sức khỏe thể chất.

Trước đó, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Lão khoa Đức đã nghiên cứu dữ liệu sức khỏe thu thập trong 3 năm của hơn 5.000 người trên 40 t.uổi tham gia Cuộc Khảo sát Lão hóa Đức. Trong đó, những người tham gia được hỏi về mức độ stress mà họ tự cảm nhận và chức năng cơ thể, cũng như những hạn chế sức khỏe mà họ gặp phải trong sinh hoạt thường ngày như đi bộ, mặc quần áo và thậm chí là tắm. Ngoài ra, người tham gia còn đưa ra số t.uổi chủ quan – t.uổi mà họ tự cảm nhận về bản thân, thông qua các câu hỏi như: “Bạn cảm thấy mình bao nhiêu t.uổi?”.

Kết quả cuối cùng cho thấy stress dường như là yếu tố chính quyết định tốc độ suy giảm sức khỏe của những người tham gia. Cụ thể, sức khỏe và chức năng cơ thể của những người cảm nhận nhiều căng thẳng hơn trong cuộc sống đã suy giảm nhanh hơn trong thời gian theo dõi. Hơn nữa, tác động của stress thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn ở nhóm người lớn t.uổi.

Mặc dù t.uổi thời gian có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tác động của stress, nhưng các chuyên gia cũng nhận thấy cảm giác về t.uổi tác của bản thân có thể chống lại tác động đó. Bằng chứng là so với nhóm đối tượng luôn cảm thấy mình già, nhóm có suy nghĩ trẻ trung có năng lực nhận thức tốt hơn, ít viêm nhiễm hơn, ít có nguy cơ nhập viện hơn và sống lâu hơn.

Nhóm nghiên cứu nhận định kết quả trên ủng hộ giả thuyết rằng việc luôn nghĩ bản thân trẻ hơn t.uổi giúp mang lại lợi ích sức khỏe hữu hình và góp phần chống lão hóa do stress.

Sức khỏe trí não t.uổi xế chiều có thể được xây dựng từ thời thơ ấu

Theo phát hiện mới công bố trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim Mỹ (AHA), các yếu tố nguy cơ tim mạch xuất hiện từ thời thơ ấu có thể là mầm mống cho tình trạng suy giảm hoạt động nhận thức ở t.uổi trung niên.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia phân tích dữ liệu của 3.600 t.rẻ e.m Phần Lan từ 3-18 t.uổi trong 31 năm. Cứ định kỳ 3 năm, họ được kiểm tra cân nặng, mức cholesterol, huyết áp và nồng độ insulin, cùng các yếu tố lối sống như hút thuốc, uống rượu, ăn kiêng và vận động thể chất. Khi đến ngưỡng 34-49 t.uổi, hơn 2.000 đối tượng được tiến hành kiểm tra chức năng nhận thức.

Họ phát hiện nhóm có chỉ số huyết áp tâm thu liên tục cao, hoặc cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL cao từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành đã có điểm số tệ hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ và học tập ở t.uổi trung niên. Người bị béo phì từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành thì có tốc độ xử lý thông tin hình ảnh thấp hơn và có nhiều vấn đề về sự chú ý. Còn người bị cả 3 yếu tố – cao huyết áp, cao cholesterol và béo phì – từ nhỏ thì có khả năng xử lý hình ảnh kém hơn, giảm thời gian chú ý, tốc độ phản ứng chậm ở t.uổi trung niên.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Juuso Hakala, nhận xét: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng việc theo dõi và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ tim mạch bắt đầu từ thời thơ ấu có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ tốt hơn ở t.uổi trung niên”. Dù vậy, bà Hakala nhấn mạnh rằng không bao giờ là quá muộn để đưa ra những lựa chọn lối sống lành mạnh.

Một số hướng dẫn của AHA về việc xây dựng các lối sống lành mạnh từ nhỏ:

Tăng cường thể chất. Trẻ ở độ t.uổi mẫu giáo nên vận động khoảng 3 giờ/ngày hoặc chơi tích cực ngoài trời và thực hiện các trò bắt chước các cử động. Trẻ lớn hơn cần vận động ít nhất 1 giờ/ngày ở cường độ trung bình đến mạnh, như đạp xe, bơi lội hoặc chơi các môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng rổ.

Ăn uống lành mạnh. Nhu cầu calo hằng ngày cho trẻ 1 t.uổi cần nằm trong khoảng từ 900 calo, trẻ gái từ 14-18 t.uổi là 1.800 calo và với b.é t.rai từ 14-18 t.uổi là 2.200 calo. AHA khuyến khích chọn ăn nhiều loại rau quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo hoặc không có chất béo, thịt nạc và cá, nhưng hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa, thịt chế biến và thức uống chứa đường.

Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử. T.rẻ e.m và thanh thiếu niên không nên dùng thiết bị điện tử quá 1-2 giờ/ngày. Theo đó, các gia đình nên có kế hoạch hoạt động thể chất mỗi ngày, không đặt tivi và các thiết bị di động trong phòng ngủ.

Làm việc nhà giúp người cao t.uổi cải thiện sức khỏe trí não

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Rotman, Baycrest (Canada) vừa rút ra kết luận trên, sau khi xem xét mối liên hệ giữa công việc nhà, kích thước não bộ và chức năng nhận thức của 66 người cao t.uổi có trí não khỏe mạnh.

lam viec nha giup nguoi cao tuoi cai thien suc khoe tri nao 975 5714028

Trong nghiên cứu, những người tham gia đã trải qua 3 buổi thăm khám để đ.ánh giá sức khỏe tổng thể, chức năng nhận thức và chụp ảnh cấu trúc não. Ngoài ra, các đối tượng còn được điều tra về thời lượng mà họ dành ra để làm các công việc trong nhà – chẳng hạn như lau chùi, quét dọn, nấu ăn, mua sắm, dọn sân, sửa chữa vật dụng và chăm sóc người thân.

Nhóm chuyên gia nhận thấy những người dành nhiều thời gian hơn để làm việc nhà có kích thước não bộ lớn hơn, bất kể thời lượng họ tập thể dục là bao lâu. iều này được quan sát rõ rệt ở hồi hải mã (vùng não phụ trách chính về chức năng ghi nhớ và học tập) và thùy trán (vùng não phụ trách nhiều khía cạnh nhận thức).

Theo nhóm chuyên gia, có nhiều cơ chế đằng sau lợi ích bổ trợ trí não nhờ làm việc nhà. Trước tiên, chúng ta biết rằng sức khỏe tim có liên hệ mật thiết với sức khỏe não, đồng nghĩa làm việc nhà có tác động đến tim và mạch m.áu tương tự như các bài tập aerobic ở cường độ thấp.

Thứ hai, việc lên kế hoạch và sắp xếp công việc trong nhà có thể thúc đẩy sự hình thành các kết nối thần kinh mới theo thời gian, ngay cả khi chúng ta già đi. Thứ ba, tham gia làm việc nhà giúp người cao t.uổi tránh được lối sống tĩnh tại, yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, gồm cả suy giảm sức khỏe trí não.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *