Mẹ bỉm sữa và nỗi lo chăm con sinh mổ, làm sao để nuôi con “bụng khỏe, ít ốm”?

Cánh cửa phòng hậu phẫu vừa khép lại, chặng đường dài chăm con sinh mổ lại mở ra, nhưng mẹ đừng quá lo, mẹ hoàn toàn có thể giúp con rút ngắn khoảng cách với các bạn nhỏ sinh thường nhờ tham khảo những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.

Nỗi lo chăm con sinh mổ “bụng khỏe, ít ốm”

Vừa ra khỏi phòng hậu phẫu, chị Tú Trinh (31 t.uổi, Hà Nội) nén cơn đau từ vết mổ, vội vã ẵm bế và cho con bú “gọi” sữa mẹ về. Không quan tâm vết sẹo xấu hay đẹp, chị tranh thủ bù đắp hệ miễn dịch cho con, bởi trẻ được tiếp cận với sữa mẹ càng sớm thì hệ miễn dịch càng tốt. Trải qua 2 lần chỉ định mổ lấy thai, chị thấm thía nỗi cực nuôi con sinh mổ, càng không muốn em bé “tập 2″ hay ốm vặt như con đầu lòng.

“Mình sinh mổ lần đầu do thai to, con chào đời tận 4,2kg nhưng do hay nôn trớ, viêm phổi… nên lại còi cọc hơn các bạn cùng trang lứa. Tìm hiểu mới biết là do trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn trẻ đẻ thường. Bé thứ hai lại nối gót sinh mổ, do thiếu tháng, chỉ nặng 2,6kg, nên áp lực lớn gấp bội. Làm mẹ, mình chỉ mong nuôi sao cho con khỏe mạnh”, chị Trinh giãi bày.

Trên thực tế, nỗi lo lắng của chị Linh hoàn toàn có cơ sở khoa học. Cụ thể, đại học Melbourne (Úc) đã theo dõi 7,2 triệu trẻ và phát hiện, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp (khò khè, viêm phổi…), tiêu hóa (nôn trớ, táo bón, tiêu chảy…) cao hơn 10% so với trẻ sinh thường cho đến tận 5 t.uổi. Thậm chí, Đại học Rutgers (Mỹ) còn phát hiện các em bé này dễ mắc hen suyễn, dị ứng hơn gấp đôi bình thường.

me bim sua va noi lo cham con sinh mo lam sao de nuoi con bung khoe it om 2cc 5767419

Nuôi con lớn nhanh, ít ốm vặt là mong ước của nhiều mẹ bỉm sữa, đặc biệt là những mẹ có con sinh mổ,

Giải mã bí mật khác biệt hệ miễn dịch giữa trẻ sinh thường và trẻ sinh mổ, bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho hay, chỉ vài phút đi qua ống dẫn sinh của mẹ có thể thay đổi hệ miễn dịch cả đời của con trẻ. Thiệt thòi của trẻ sinh mổ chủ yếu là do bé không chui qua ống dẫn sinh của mẹ, nên “không nhận được hàng tỷ lợi khuẩn từ mẹ”.

Bởi, lợi khuẩn là “kho báu vô giá” mà mẹ có thể trao cho con ngay trong lúc sinh thường, giúp trẻ chỉ mất 7-10 ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích hoạt 70-80% tế bào miễn dịch cư trú ở ruột. Trẻ sinh mổ không nhận được “món quà” này nên hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng và hệ miễn dịch cần nhiều thời gian hơn 20 lần (6 tháng) mới tạm ổn. Sự chậm chạp này khiến trẻ lúc nhỏ dễ ốm vặt; lớn lên dễ béo phì, tiểu đường.

Món quà “muộn” mà quý giá cho con

Mẹ luôn muốn dành điều tốt nhất cho con, bù đắp thiệt thòi do phương pháp sinh gây ra. Chia sẻ mong ước này với các bà mẹ đã và sẽ sinh mổ, bác sĩ CK II. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, Giám đốc Trung tâm sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho hay, nếu mẹ sớm bù đắp, khôi phục hệ vi sinh đường ruột đầy đủ trước khi trẻ sinh mổ tròn một t.uổi, thì mẹ hoàn toàn có thể giúp con giảm đáng kể các vấn đề về đường ruột và miễn dịch.

Theo đó, “Trẻ sinh mổ với đường ruột non nớt, ngoài sữa mẹ là món quà quý nhất, thì việc bổ sung cả Probiotic (lợi khuẩn) và Prebiotic (chất xơ) làm thức ăn cho lợi khuẩn là rất quan trọng đối với hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch. Khi đề cập đến Probiotic thì Bifidobacterium chính là một trong những loại lợi khuẩn quan trọng nhất nhưng lại bị suy giảm ở trẻ sinh mổ.

Trong số rất nhiều chủng khác nhau của Bifidobacterium, Bifidobacterium breve M-16V chính là chủng có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và độ an toàn trên trẻ nhỏ, ví dụ như giảm triệu chứng viêm da cơ địa, viêm da tã lót, rối loạn tiêu hóa, ngừa hen suyễn…

Riêng đối với Prebiotics, các nhà nghiên cứu còn phát hiện hệ chất xơ scGOS/lcFOS theo tỷ lệ chuẩn 9:1 góp phần giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, giảm n.hiễm t.rùng, viêm da cơ địa, cải thiện số lần đi tiêu và ngừa táo bón” – Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết thêm.

me bim sua va noi lo cham con sinh mo lam sao de nuoi con bung khoe it om 3c4 5767419

Bác sĩ Nhi khuyên các mẹ không nên quá lo lắng khi được chỉ định sinh mổ mà nên chú trọng bù đắp lợi khuẩn cho bé qua đường dinh dưỡng.

Tin vui cho mẹ là gần đây, Viện Nghiên cứu Danone Nutricia Research (Pháp) đã nghiên cứu và giới khoa học đã tìm ra công thức Synbiotic đặc chế cho trẻ sinh mổ, kết hợp cả Probiotic Bifidobacterium breve M-16V lẫn Prebiotic scGOS/lcFOS (9:1) để bù đắp thiếu hụt hệ vi sinh đường ruột, từ đó lấp đầy khoảng trống miễn dịch. Synbiotic học hỏi cấu trúc và thành phần có trong sữa mẹ, gần gũi, an lành và đã được cấp bằng sáng chế ở châu Âu.

Điều quan trọng là công thức Synbiotic này đã được nghiên cứu lâm sàng trên chính nhóm trẻ sinh mổ với kết quả là giúp cải thiện sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, phục hồi lượng lợi khuẩn Bifidobacterium bị thiếu hụt về bằng với nhóm trẻ sinh thường. Đồng thời, công thức Synbiotic còn giảm được nguy cơ mắc một số bệnh lý về da; giảm các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, chàm sữa.

me bim sua va noi lo cham con sinh mo lam sao de nuoi con bung khoe it om a8b 5767419

Bổ sung Synbiotic giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ phát triển và giúp nâng cao sức khoẻ miễn dịch.

“Lo quá tất rối”, bác sĩ Nhi khuyên nhủ, mẹ đừng quá áp lực khi được chỉ định phương pháp sinh mổ. Hãy bù đắp thiệt thòi cho bé bằng tất cả tình yêu thương, kiến thức và kinh nghiệm để hành trình nuôi con sắp tới thêm nhẹ nhàng.

Đặc biệt, chú trọng bú mẹ hoặc bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng chứa công thức Synbiotic đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cho con, từ đó hỗ trợ phát triển và giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.

Nếu đã từng mổ lấy thai

Dù Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng, tỷ lệ mổ lấy thai hợp lý chỉ khoảng 10-15%, nhưng thực tế tỷ lệ này cứ tăng dần. Việt Nam cũng nằm trong khuynh hướng chung nên ngày càng nhiều bà mẹ có vết mổ lấy thai trên tử cung.

Những thông tin sau đây sẽ giúp ích được cho những bà mẹ từng sinh mổ và nay lại muốn mang thai lần nữa.

Đôi điều về vết mổ trên tử cung

Về cơ bản, mổ lấy thai có 2 “kiểu”: Mổ dọc hoặc mổ ngang. Vết sẹo trên bụng bạn có thể là dọc hay ngang, nhưng quan trọng là đường mổ trên tử cung. Hầu hết, các bác sĩ sẽ mổ ngang nếu không có gì đặc biệt buộc phải mổ dọc. Lý do là đường mổ ngang sẽ ít ra m.áu hơn. Ngoài ra, nếu mổ đường ngang trên tử cung, khi mang thai lần sau có thể theo dõi sinh ngả â.m đ.ạo nếu thuận lợi và không có điều gì bắt buộc mổ lại.

Cần lưu ý gì nếu từng mổ lấy thai?

Bạn cần giữ lại các giấy tờ liên quan đến cuộc phẫu thuật để có thông tin chính xác, điều này sẽ giúp ích cho nhân viên y tế rất nhiều.

Lý do mổ, số lần mổ, các biến cố trong và sau mổ đều là những thông tin cực kỳ quan trọng cho lần mang thai tiếp theo.

Nguy cơ đáng lưu ý cho lần mang thai sau là vỡ tử cung. Nhưng bạn đừng sợ, tỷ lệ vỡ tử cung khoảng 4-9%, do vậy phần lớn các bà mẹ đều an toàn. Vỡ tử cung có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng thường là gần hoặc trong chuyển dạ. Vì lý do nào đó bạn phải mổ lại trong lần mang thai tiếp theo, hãy chuẩn bị tinh thần mổ lấy thai sớm hơn thời điểm mong muốn. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ cho mẹ và thai để quyết định thời điểm mổ lấy thai.

neu da tung mo lay thai cc7 5635777

Lường trước những điều có thể xảy ra nếu bạn đã từng sinh mổ mà muốn mang thai lần nữa.

Trường hợp đã từng mổ tử cung vì lý do khác

Có bạn hỏi: Nếu tôi chưa từng mổ lấy thai nhưng có mổ bóc u xơ tử cung…? Thì câu chuyện cũng giống như bạn mổ lấy thai, vì mổ bóc u xơ tử cung cũng là vết mổ trên tử cung. Một lần nữa, bạn cần giữ lấy các giấy tờ liên quan cuộc mổ để bác sĩ có thông tin chính xác, mang tính quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ.

Có khác biệt gì không nếu mổ lấy thai từ 2 lần trở lên?

Có khá nhiều khác biệt so với lần mổ lấy thai thứ 2, vì lần này không ai can đảm thử thách chuyển dạ sinh thường do khả năng vỡ tử cung cao hơn. Ngay cả việc mổ lấy thai lần sau này cũng khó khăn hơn, nhiều rủi ro hơn. Hơn nữa, mổ lấy thai nhiều lần sẽ dễ bị nhau cài chặt vào tử cung (gọi là nhau cài răng lược) hoặc ra m.áu nhiều sau mổ, đôi khi các bác sĩ cần cắt tử cung để cầm m.áu. Do vậy, thật sự chỉ nên mổ lấy thai khi đúng chỉ định y khoa.

Xuân mới đến rồi, nhiều gia đình đang chuẩn bị kế hoạch có thêm em bé trong năm mới. Dù thế nào, các bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để mẹ tròn con vuông! Mổ lấy thai đúng chỉ định có thể cứu sống mẹ và con – mình cùng nhau xác định rõ điều này nhé. Tuy nhiên, việc này có thể có những điều không mong muốn về sau, vì vậy, nếu không thể tránh khỏi cuộc mổ thì ta cùng tìm hiểu để lường trước những rủi ro có thể gặp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *