Em bé dễ mắc các bệnh như vàng da, mề đay… là do người mẹ có khả năng nạp quá nhiều chất độc hại vào cơ thể khi mang bầu.
Sau khi biết mình có thai, nhiều chị em phụ nữ sẽ có tâm lý lo lắng cho sự ra đời của con mình, có khỏe mạnh, ổn định hay không? Nhất là những năm gần đây, nhiều trẻ sơ sinh khi sinh ra rất dễ bị vàng da, trường hợp nặng thậm chí có thể phải can thiệp phương pháp chiếu ánh sáng xanh tại bệnh viện. Trên thực tế, những tình trạng không mong muốn này ở trẻ khi mới sinh ra có liên quan mật thiết tới sức khỏe, thể trạng của mẹ trong quá trình mang bầu. Em bé dễ mắc các bệnh như vàng da, mề đay… là do người mẹ có khả năng nạp quá nhiều chất độc hại vào cơ thể khi mang bầu:
Trong thời kỳ mang thai, nếu trong cơ thể mẹ bầu có quá nhiều chất độc bào thai, cơ thể sẽ có 3 biểu hiện đặc trưng mà mẹ bầu không nên bỏ qua:
Em bé dễ mắc các bệnh như vàng da, mề đay… là do người mẹ có khả năng nạp quá nhiều chất độc hại vào cơ thể khi mang bầu (Ảnh minh họa)
Nhiệt độ cơ thể cao
Khi mang thai, đa phần thân nhiệt của phụ nữ cao hơn bình thường một chút. Vì vậy, nếu mang thai vào mùa hè, nhiều mẹ bầu cảm thấy cơ thể đặc biệt nóng và đổ nhiều mồ hôi. Thực tế, đây là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng nếu mẹ bầu thích ăn đồ nóng sau khi mang thai cũng dễ gây ra các bệnh nội nhiệt trong cơ thể, nhiễm độc nhiều hơn, khi đó em bé cũng có khả năng bị vàng da và các bệnh khác về da sau khi sinh.
Khô miệng
Nếu nhiệt độ của cơ thể tương đối cao thì người mẹ phải đối diện với các vấn đề như khô miệng, khô lưỡi, người dễ bốc hỏa. Tình trạng đó sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của thai nhi.
Nếu mẹ bầu thích ăn đồ nóng sau khi mang thai cũng dễ gây ra các bệnh nội nhiệt trong cơ thể, nhiễm độc nhiều hơn, khi đó em bé cũng có khả năng bị vàng da và các bệnh khác về da sau khi sinh. (Ảnh minh họa)
Táo bón nặng
Khi cơ thể phụ nữ mang bầu bị nhiễm độc, mẹ bầu sẽ dễ rơi vào tình trạng táo bón nặng. Càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân có thể là do các chất độc trong cơ thể mẹ không kịp đào thải ra ngoài, cơ thể hấp thụ trở lại, Tình trạng đó cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé cả khi trong bụng lẫn khi chào đời.
Ai cũng nghĩ cho trẻ uống nước sau khi vận động là đúng, thực tế lại khiến trẻ có thể đối diện nhiều nguy cơ bệnh tật
Nhiều ông bố bà mẹ nghĩ rằng sau khi trẻ vận động nên cho trẻ uống nước ngay. Nhưng điều này có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe không tốt với bé.
Cho trẻ uống nước ngay sau khi vận động không phải là một hành động đúng đắn. Điều này là do khi kéo dài thời gian tập luyện, cơ thể con người sẽ trải qua một loạt các phản ứng sinh lý bình thường như tim đ.ập nhanh, thở nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể tăng lên và đổ nhiều mồ hôi. Cơ thể đào thải nước, muối và một số chất chuyển hóa ra khỏi cơ thể qua lỗ chân lông khiến cơ thể bị thiếu nước, khô miệng và nước bọt đặc quánh. Nhưng thực chất, đây là hiện tượng “khát giả”. Nếu bạn có thể chịu được hoặc uống một chút nước, hiện tượng “khát giả” sẽ biến mất. Nếu uống nhiều nước sẽ rất có hại cho các cơ quan nội tạng đang ở trạng thái nhiệt độ cao. Cụ thể.
1. Tác hại đến đường tiêu hóa
Sau khi vận động gắng sức, đường tiêu hóa ở trạng thái nhiệt độ cao, uống nhiều nước lạnh rất khó chịu, dễ gây co thắt đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu, giảm hấp thu và sử dụng nước trong đường tiêu hóa. Nếu sự việc cứ tiếp diễn như vậy, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của đường tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Uống nhiều nước sau khi vận động cũng có thể khiến trẻ bị một loạt phản ứng bất lợi như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy trong trường hợp nhẹ. Vì cơ thể không thể hấp thụ ngay lập tức nên nước đọng lại trong đường tiêu hóa có thể gây khó chịu như chướng bụng. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm dạ dày và ruột.
2. Tăng gánh nặng cho thận
Thận đóng vai trò lọc và bài tiết trong cơ thể con người. Uống nhiều nước sau khi vận động có thể làm dịu cơn khát tạm thời, nhưng làm tăng lượng m.áu tuần hoàn và làm loãng m.áu, giảm tốc độ vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy và các chất chuyển hóa của m.áu, đồng thời tăng gánh nặng lọc và bài tiết của thận ở một mức độ nhất định.
3. Tăng gánh nặng cho tim
Do mồ hôi ra nhiều khi vận động, độ nhớt của m.áu tăng lên và tương đối giảm tải cho tim. Sau khi trẻ uống nhiều nước, m.áu loãng ra, thể tích tăng lên, tốc độ lưu thông m.áu tăng lên làm tăng gánh nặng cho tim. Không những không có lợi cho việc tập luyện mà còn có thể gây hại cho tim mạch về lâu dài.
Vậy nên cho trẻ uống nước như thế nào là đúng cách sau khi vận động?
Các chuyên gia khuyến cáo khi khát không nên uống nhiều nước cùng một lúc, cách uống đúng là uống từng lượng nhỏ và nhiều lần, mỗi lần 100 ~ 150ml (giảm phù hợp theo độ t.uổi), cách nhau nửa tiếng mỗi lần uống. Khi bạn đổ nhiều mồ hôi, hãy uống nước muối nhạt một cách thích hợp.