Rất nhiều người có thói quen ăn nhiều cơm trắng thay thế cho những thực phẩm khác. Vậy ăn nhiều cơm có tốt không? Ăn quá nhiều cơm trắng gây tác hại như thế nào tới sức khoẻ?
Cơm trắng (gạo) là loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, đặc biệt là với người Việt. Cơm, gạo cung cấp năng lượng và vitamin cho con người, tuy nhiên ăn nhiều cơm có tốt không? thì không phải ai cũng biết câu trả lời chính xác.
1. Ăn nhiều cơm có tốt không?
TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết rằng, đa số người Việt đều có thói quen ăn nhiều cơm. Ăn cơm giúp no lâu và có đủ sức khỏe để hoạt động trong cả ngày.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết rằng trong cơm chứa nhiều đường. Do đó, ăn nhiều cơm có thể trở thành nguyên nhân khiến lượng đường trong m.áu cao. Đây còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như chất lượng sống.
Vậy ăn nhiều cơm có tốt không? thì câu trả lời là Không.
Thực tế, việc ăn nhiều cơm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số trường hợp phải cắt giảm lượng cơm tiêu thụ như người bị tiểu đường, tim mạch, béo phì,…
Dưới đây là những tác hại khi ăn nhiều cơm trắngmà chúng tôi đã tổng hợp, bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ ăn của mình.
2. Những tác hại khi ăn nhiều cơm trắng
2.1. Tăng nguy cơ mắc tiểu đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen sử dụng nhiều cơm trắng tại các quốc gia Châu Á chính là một trong những thói quen xấu gây nên bệnh tiểu đường. Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng đầu tiên có thể kể tới chính là khi sử dụng quá nhiều cơm trắng chúng sẽ sản sinh ra đường glucose, nếu bạn là người ít vận động thì lượng đường glucose này sẽ bị tích tụ gây nên bệnh lý đái tháo đường.
Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng được các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard chỉ ra trong một nghiên cứu được thực hiện trên 350.000 người trong 20 năm. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sử dụng một bát cơm trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên 11%. Đây cũng là lý do vì sao những nước Châu Á có tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường cao hơn các nước Châu Âu.
Ăn nhiều cơm trắng có tốt không? (Ảnh: Internet)
2.2. Dễ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa
Một nghiên cứu về tác hại khi ăn nhiều cơm trắng tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng cơm trắng trong một thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa cao hơn so với nhóm đối tượng khác.
Ăn cơm trắng nhiều có tốt không thì câu trả lời vẫn là không. Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng còn thể hiện ở việc bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì hay rối loạn lipid m.áu.
2.3. Ăn quá nhiều cơm gây tăng cân, béo phì
Ăn quá nhiều cơm có tốt không? Rõ ràng là không, ăn quá nhiều cơm còn được biết đến là một trong những nguyên nhân gây béo phì.
Một chế độ ăn kiêng có chứa quá nhiều gạo trắng được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cơm trắng là ngũ cốc tinh chế chúng được hấp thu nhanh hơn khi đưa vào cơ thể. Đồng thời, sử dụng quá nhiều cơm trắng cũng khiến bạn dư thừa nguồn năng lượng có thể gây nên chứng béo phì.
Đọc thêm bài viết: Cơm nếp bao nhiêu calo? Giải đáp những thắc mắc liên quan đến cơm nếp không phải ai cũng biết.
2.4. Dễ mệt mỏi, uể oải
Nếu như bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải hay làm việc chậm chạp hơn thì có thể do bạn đang ăn quá nhiều cơm trắng trong bữa ăn trước đó. Khi bạn ăn quá nhiều cơm trắng, một phần số cơm này sẽ được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, phần năng lượng dư thừa còn lại sẽ bị tích tụ tại các nhóm cơ. Nguồn năng lượng lớn tích tụ vào các nhóm cơ khiến chung bị dư thừa năng lượng, giảm vận động.
2.5. Rối loạn tâm lí, thường xuyên cáu gắt
Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng thể hiện rõ nhất ở sự thay đổi tâm trạng. Khi bạn ăn quá nhiều cơm cơ thể bạn sẽ phải tiết ra nhiều hormone insulin hơn để ổn định được đường huyết trong m.áu, Hoocmon insulin quá cao trong m.áu sẽ khiến bạn dễ cáu gắt, thậm chí là không kiểm soát được hành động của mình, một số trường hợp nặng hơn có thể gây rối loạn tâm lí nghiêm trọng.
2.6. Luôn có cảm giác thèm ăn
Cho dù nguồn năng lượng do cơm trắng cung cấp cho cơ thể dư thừa, nhưng nếu bạn ăn không đầy đủ các nhóm chất có thể khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn, điều này khiến bạn không kiểm soát được cân nặng của mình.
Thèm ăn cơm nếu ăn quá nhiều cơm trắng hằng ngày – Ảnh Internet
2.7. Khiến bạn có cảm giác đói giả
Đói giả là tình trạng bạn ăn no nhưng vẫn muốn ăn tiếp, đây là cảm giác xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều tinh bột trong một ngày, điều này khiến cân nặng của bạn tăng nhanh đồng thời bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh chuyển hóa như tiểu đường, cao huyết áp,…
3. Không ăn cơm có sao không?
Tuyệt đối không lầm tưởng cho rằng, ăn nhiều cơm trắng gây hại cho sức khỏe mà không ăn cơm. Thực tế, không ăn cơm có sao không thì câu trả lời là có.
Không ăn cơm có tác hại gì đối với sức khỏe con người?
Như đã biết, gạo trắng là thực phẩm không lành mạnh vì chứa ít dinh dưỡng và nhiều carb. Tuy nhiên, thực đơn hằng ngày không thể thiếu gạo trắng. Nếu không ăn cơm sẽ gây ra các tác hại sau:
– Gây suy giảm trí nhớ.
– Không ăn cơm gây mất ngủ.
– Không ăn cơm còn gây mất tập trung.
– Dễ bị hạ đường huyết nếu không ăn cơm.
– Cơ thể bị suy nhược.
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu tinh bột sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tim đ.ập loạn nhịp, nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê.
4. Hướng dẫn cách ăn cơm trắng đúng cách
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng cơm trắng cơ thể cần sẽ được tính dựa trên chiều cao, cân nặng, thể trạng và công việc hàng ngày của bạn. Để có thể hiểu đơn giản, bạn có thể quy ước:
– 1 chén cơm = 60g tinh bột
Nếu bạn là nữ, thể trạng bình thường, làm công việc nhẹ nhàng thì mỗi bữa bạn có thể ăn 1 bát cơm nhỏ.
Nếu bạn là nam, thể trạng bình thường thì mỗi bữa bạn có thể ăn 1.5 bát cơm nhỏ. Nếu bạn thường xuyên phải làm việc nặng nhọc thì có thể ăn tăng thêm 0.5 bát cơm/1 bữa chính.
Nếu bạn ăn lượng cơm vừa đủ thì bạn sẽ không hề bị béo (Ảnh: Internet)
Trong bữa ăn, thứ tự ưu tiên sẽ là: rau củ, hoa quả -> uống nước canh -> ăn cơm. Việc ăn rau củ hoa quả và uống nước canh trước sẽ tạo có bạn có cảm giác lưng bụng, do đó làm giảm sự thèm ăn. Chất xơ trong rau củ, hoa quả cũng làm chậm quá trình hấp thu đường từ tinh bột, từ đó làm chậm quá trình hấp thu đường vào m.áu.
5. Ăn nhiều cơm có béo không?
Nếu bạn ăn lượng cơm vừa đủ thì bạn sẽ không hề bị béo. Tình trạng béo phì xảy ra là do bạn ăn quá nhiều cơm hoặc ăn quá nhiều chất béo khác từ thịt, cá, trứng, sữa,…
Một người bình thường chỉ cần ăn từ 2-3 chén cơm/ngày là đã đủ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và không hề sợ béo.
Phần lớn những người béo phì là những người ăn quá nhiều tinh bột (gấp đôi mức cho phép), bên cạnh đó họ còn ăn nhiều món chứa dầu mỡ và tinh bột, họ cũng lười tập thể dục nên dẫn đến tình trạng mỡ tích tụ trong cơ thể, khiến cơ thể bị béo và trở nên nặng nề.
Vậy ăn nhiều cơm có tốt không? thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, bạn vẫn không thể bỏ cơm ra khỏi bữa ăn hằng ngày. Hãy cân đối dinh dưỡng và lượng cơm cơ thể cần để đảm bảo dinh dưỡng, sức khoẻ.
Trẻ mới lên hai đã khổ sở chữa béo phì
Trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam năm 2020 tăng hơn ba lần so với cách đây 10 năm. Đó là kết quả cuộc điều tra dinh dưỡng quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở 25 tỉnh, thành vừa được Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) công bô.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ con mập mạp mới khỏe.
Trẻ thừa cân, béo phì dẫn tới các rối loạn chuyển hóa, kéo theo nhiều bệnh tật ảnh hưởng tới chất lượng sống
21 tháng t.uổi đã béo phì, gan nhiễm mỡ
Sáng 5/5, tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TPHCM), nhiều phụ huynh đưa con tới khám liên quan béo phì. Các bà mẹ thừa nhận điều trị béo phì cho trẻ vô cùng gian nan. Bên cạnh chúng tôi là b.é g.ái học lớp Sáu nhưng nặng 75kg, cao 162cm. Vì cân nặng như vậy nên chân bé rất yếu, không thể tham gia các môn thể thao vận động nhiều. Do ngại vận động, bé lại “xoắn vào vòng luẩn quẩn”, không giảm cân được.
Lau vội mồ hôi cho con gái, chị Đ.H.T. chia sẻ, dù vất vả chị vẫn chở con từ Q.7, TPHCM rong ruổi đến nhiều cơ sở y tế để tư vấn điều trị béo phì, thậm chí thuê huấn luyện viên để thiết kế bài tập và khẩu phần ăn cho con nhưng chỉ được thời gian đầu, rồi đâu cũng vào đó. Điểm mấu chốt là con đang t.uổi ăn t.uổi lớn, luôn thèm ăn, cứ xin được ăn thêm. Thấy con quá khổ sở vì miếng ăn, chị T. không nỡ cấm đoán.
Ngồi gần đó là b.é g.ái P.K.T., ở TP. Thủ Đức, mới 21 tháng t.uổi, cao 85cm nhưng đã nặng 18kg. Lúc đầu, bé được mẹ đưa đến vì chán ăn, xanh xao chứ không nghĩ chưa đầy hai t.uổi đã bị béo phì. “Tôi thấy con ú na ú nần chứng tỏ mình nuôi tốt. Nhưng sau khi kiểm tra, bác sĩ xác định cân nặng của con vượt chuẩn khoảng 6kg, thiếu m.áu nặng, rối loạn lipid m.áu, gan nhiễm mỡ”, chị T. kể. Theo thạc sĩ – bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, Phó khoa Dinh dưỡng BV Nhi Đồng 2, trẻ béo phì đến điều trị tại BV chủ yếu từ 6-12 t.uổi, tuy nhiên vẫn có trường hợp nhỏ t.uổi hơn, như bé P.K.T.
Tình trạng béo phì ở trẻ nguy hiểm hơn chúng ta tưởng. Đơn cử như b.é t.rai P.Đ.D., ở quận Bình Thạnh, TPHCM, tám t.uổi đã nặng 60kg, cao 130cm. Mẹ bé than con mình đi lại, sinh hoạt nặng nề. Không chỉ thế, bé khó tập trung, học bài mau quên. Thấy con tăng cân nhanh, gia đình nghĩ tới béo phì nên đưa đi khám. Kết quả cho thấy D. thừa 32kg so với chuẩn. Theo bác sĩ Mai, tình trạng thừa cân kéo theo các vấn đề về sức khỏe khác, khiến bệnh nhi bị hội chứng chuyển hóa (tăng huyết áp, tăng lipid m.áu, tăng men gan, gan nhiễm mỡ), rối loạn sắc tố da (chứng gai đen).
Còn b.é g.ái N.T.C.T., 13 t.uổi, cao 160cm nhưng cân nặng tới 80kg. Ngoài các vấn đề gặp phải là hội chứng chuyển hóa và rối loạn sắc tố da thì bệnh nhi còn than đau khớp, kết quả chụp X-quang cho thấy dấu hiệu bị loãng xương.
Mê ti vi, điện thoại… dễ béo phì
Theo bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, có ba nguyên nhân dẫn tới béo phì: gen, dinh dưỡng và sinh hoạt – vận động. Qua các nghiên cứu cho thấy, có gần 300 nhóm gen ảnh hưởng đến việc điều hòa trọng lượng cơ thể. Về chế độ chăm sóc dinh dưỡng, bác sĩ Mai cảnh báo nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và khi ăn dặm không được tiếp tục nhận nguồn sữa mẹ đến lúc hai t.uổi thì nguy cơ bị béo phì sẽ cao hơn bình thường.
Trẻ xem tivi nhiều rất dễ gây nghiện và dẫn đến những tác hại đáng sợ cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Theo thống kê, bé bú sữa công thức ngay sau khi sinh có nguy cơ béo phì cao hơn 22% so với những bé bú mẹ. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn thức ăn có năng lượng cao, quá nhiều thức ăn giàu carbohydrate (nhiều tinh bột, thức ăn ngọt, thức ăn nhanh), những món giàu chất béo (thức ăn chiên, xào, thịt mỡ, nội tạng động vật), dư đạm (quá nhiều thịt, cá) trong khi lại rất ít chất xơ, vitamin (rau củ quả, trái cây) là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng béo phì.
Cuối cùng là chế độ vận động, thói quen sinh hoạt. T.rẻ e.m, nhất là ở thành thị rất ít vận động và sa đà vào các thiết bị điện tử, chơi game, thức khuya, ngủ ít, không thể dục thể thao. Càng ngồi chơi các trò chơi này thì càng mê thức ăn nhanh, mì gói…
Điều trị béo phì ở trẻ, theo bác sĩ Mai chủ yếu vẫn là dựa trên thay đổi chế độ chăm sóc dinh dưỡng – vận động – thói quen sinh hoạt. Riêng những trẻ có yếu tố di truyền sẽ được hội chẩn, xem xét cụ thể do gen nào gây ra để có phương án điều trị hợp lý.
Để phòng tránh béo phì, ngoài việc tránh để con tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, cha mẹ nên cho con tham gia các môn thể thao phù hợp. Bên cạnh đó, theo dõi tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng tại nhà và trường học để phát hiện sớm thừa cân béo phì, nhằm có phương án xử lý kịp thời.
Hạn chế đường trong thức ăn của trẻ. Ưu tiên cách nấu: hấp, luộc, chưng. Nên ăn cá hơn các loại thịt đỏ, kiểm soát thói quen ăn mặn, tăng lượng rau trong khẩu phần ăn. Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm trước 21g và ngủ đủ giấc. Số giờ ngủ trung bình của trẻ sơ sinh, dưới 1 t.uổi và từ 1-2 t.uổi tương ứng là 14-17 giờ; 12-15 giờ và 11-4 giờ, trẻ từ 3-5 t.uổi là 10-13 giờ.
Ngừa trẻ béo phì khi còn trong bụng mẹ
Việc phòng ngừa trẻ bị béo phì có thể thực hiện ngay từ lúc người mẹ mang thai. Mức tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai của bà mẹ là 10-12kg. Với những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2,5kg hoặc trên 3,5kg cần được theo dõi kỹ. Khi trẻ từ 0-6 tháng, cần được bú mẹ hoàn toàn và bú sớm trong một giờ đầu, tiếp tục bú cho đến khi trẻ được 24 tháng.
Đến lúc trẻ ăn dặm (sáu tháng trở lên đối với trẻ sinh đủ tháng), cần cân đối giữa bú mẹ, sữa công thức và ăn dặm để trẻ vừa nhận đủ dưỡng chất, vừa được tiếp cận với những hình thức ăn dặm khác nhau. Thức ăn dặm cho trẻ cần đủ chất bột, béo, đạm, xơ và vitamin. Lựa chọn loại đạm có nguồn gốc động vật, giá trị sinh học cao, dễ hấp thu hơn đạm thực vật.