Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận b.é t.rai 20 tháng t.uổi, trú tại Trà Vinh bị rắn lục cắn gây rối loạn đông m.áu nặng.
Bệnh nhi được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc bệnh viện, khai thác bệnh sử ghi nhận: Bé xuống nhà bếp chơi, thò tay lấy quả bóng ở góc bếp thì bị rắn cắn ở mu bàn tay phải gây chảy nhiều m.áu ở tay. Gia đình phát hiện, lấy gòn cầm m.áu và tức tốc đưa bé đến bệnh viện địa phương, sơ cứu cầm m.áu, truyền dịch rồi chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, các bác sĩ trực ghi nhận bệnh nhi sưng bầm bàn tay phải, m.áu c.hảy thấm gạc, vẻ mặt lừ đừ, xét nghiệm biểu hiện rối loạn đông m.áu nặng, cùng với người nhà mang theo con rắn bắt được là rắn lục đuôi đỏ.
Các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn và xử trí truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ.
Kết quả, tình trạng bệnh nhi có cải thiện một phần sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn. Tuy nhiên, sau 24 giờ, bệnh nhi tiếp tục ra m.áu tại vết thương rắn cắn, bầm da rải rác, xét nghiệm chức năng đông m.áu vẫn còn nặng.
Bệnh nhi được điều trị truyền thêm huyết thanh kháng nọc rắn lục và điều trị oxy cao áp để phục hồi các ngón tay phải, không b.ị h.oại t.ử tháo khớp.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, mùa hè sắp đến, phụ huynh lưu ý phát quang xung quanh nhà tránh cho rắn, ong, côn trùng vào nhà tấn công trẻ. Luôn có người giữ trẻ nhỏ dưới 3 t.uổi vì có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc tại nhà như uống nhầm hóa chất, té xô ngạt nước, hóc dị vật, phỏng, điện giật.
B.é t.rai nguy kịch do rắn lục cắn
Sau khi bị rắn lục cắn vào chân, b.é t.rai rơi vào tình trạng rối loạn đông m.áu nguy hiểm.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bé Nhân (10 t.uổi, quê Bến Tre) vừa được các bác sĩ đơn vị này cấp cứu, hồi sức qua khỏi tình trạng nguy kịch do rắn độc cắn.
Trước đó, ngày 19/4, bé Nhân đang chơi sau nhà thì bị rắn lục tre cắn vào chân. Phần gót chân trái nhanh chóng sưng nề, m.áu cháy từng dòng không cầm được. Gia đình nhanh chóng đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu.
Bé Nhân được bác sĩ chăm sóc trong thời gian nằm viện. Ảnh: Phương Vũ.
“Ê-kíp Hồi sức cấp cứu đã căng thẳng suốt đêm để tập trung hồi sức cho bé. Bệnh nhi được truyền huyết thanh giải độc và huyết tương để điều chỉnh rối loạn đông máu”, bác sĩ Vũ cho biết.
Sau khi một ngày hồi sức, bé qua cơn nguy kịch và lấy lại dần khả năng vận động ở chân trái.
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ cho biết đơn vị này thường xuyên tiếp nhận trường hợp trẻ nhỏ bị rắn độc cắn. Trong đó, phổ biến nhất là ca bệnh do rắn lục tre, lục đuôi đỏ cắn.
Bộ Y tế cho biết theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có 19 loài rắn lục được phát hiện, trong đó, rắn lục tre phổ biến trên cả nước, khô mộc phổ biến ở miền Bắc và choàm quạp phổ biến ở miền Nam.
Trong nọc rắn lục chứa men tiêu hủy protein, do đó, nạn nhân thường rơi vào tình trạng rối loạn đông m.áu, hình thành huyết khối trong lòng mạch, gây giảm tiểu cầu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể t.ử v.ong.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần lưu ý phát quang bờ cây, bụi rậm, trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà để xua đuổi rắn.
Trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ đầu. Sau 24-48 giờ gặp nạn, việc điều trị cho nạn nhân rất khó khăn hoặc không hiệu quả.