5 loại hình vận động giúp giảm cân

Kiên trì đi bước nhanh, chạy bộ, đạp xe, chơi các môn thể thao với bóng, quay vòng lắc eo có thể giúp giảm cân, khỏe mạnh hơn.

Theo Baidu , hiện tỷ lệ béo phì không ngừng tăng, nhất là người trẻ, thậm chí nhiều t.rẻ e.m cũng bị thừa cân nghiêm trọng. Tăng cân không ngừng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tạo thêm gánh nặng cho các cơ quan trên cơ thể và gây ra loạt bệnh lý. Trong khi đó, việc giảm cân khi bước vào t.uổi trung niên rất khó khăn.

Muốn duy trì hình thể hợp lý, cách đơn giản và hiệu quả nhất là chơi thể thao, thể dục. Kiên trì tập luyện có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo.

Năm loại hình vận động sau sẽ giảm cân nhanh hơn:

Đi bước nhanh

Đi bước nhanh là bài tập phổ biến, bạn có thể thấy rất nhiều người luyện động tác này ở các công viên, con đường vắng. Chỉ cần kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả giảm cân rõ ràng.

Với 30 phút mỗi ngày, bài tập này có thể tăng cường trí não, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch gây đột quỵ.

Đạp xe

Đạp xe không chỉ thân thiện với môi trường mà còn hỗ trợ vận động toàn thân. Sau khi đạt được khối lượng vận động nhất định còn có thể tăng cường sức mạnh của chi dưới, giảm thiểu các chấn thương ở chân, ngăn cơ thể tăng cân.

Các môn thể thao với bóng

Thông thường, nam giới rất thích những môn thể thao với bóng. Dù là loại hình vận động nào, nếu chơi thường xuyên, đều có tác dụng rèn luyện sức khoẻ. Nó có thể giảm mỡ ở nhiều bộ phận, nhất là bụng, đồng thời góp phần giải tỏa căng thẳng.

Nhiều nghiên cứu nhấn mạnh thanh thiếu niên và t.rẻ e.m thường xuyên vận động với bóng, có thể thúc đẩy phát triển chiều cao.

Chạy

Chạy bộ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hô hấp, rèn luyện độ linh hoạt và sự bền bỉ… Bộ môn này còn hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên, chạy bộ không có tác dụng tức thì như các phương pháp khác, dẫn đến người mới tập thường có tâm lý lười biếng hoặc mất hào hứng.

Runner có thể chọn chạy chậm hoặc nhanh tùy thể lực của mình. Trong đó, chạy nhanh phù hợp với những người trẻ t.uổi và trường hợp có thể lực tốt.

5 loai hinh van dong giup giam can 0f4 5767373

Runner chinh phục đường chạy 42 km tại giải VnExpress Marathon Huế hồi năm ngoái. Ảnh: VnExpress Marathon .

Quay hula hoop (vòng lắc eo)

Không ít người muốn đến phòng tập nhưng không có thời gian. Trong trường hợp này, có thể thử bài tập hula hoop. Dụng cụ này khá nhỏ gọn, đơn giản và rẻ, không tốn diện tích. Bạn có thể tập tại nhà mà không cần ra ngoài, không bị giới hạn về thời gian, địa điểm lẫn thời tiết.

Tuy nhiên, nếu có ý định quay hula hoop, người tập cần lưu ý một số vấn đề. Nên chọn loại vòng thông minh, cố định vào thắt lưng, không bị rơi tuột khi quay.

Hula hoop đặc biệt thích hợp với dân văn phòng ngồi lâu, có vòng bụng to. Tập thường xuyên sẽ giúp vùng thắt lưng và bụng nóng lên, từ đó eo lẫn đùi thon hơn. Dụng cụ này không làm đau thắt lưng trong quá trình xoay.

Cách dùng hula hoop khá dễ, chỉ cần được cố định trên thắt lưng thì sẽ không rơi tuột, có thể vừa quay, vừa xem điện thoại. Thiết kế đường ray trơn tru, quay đều và nhẹ nhàng. Lưu ý nên lắc quả cầu trọng lực để tăng sức ép lên eo và bụng.

Với người đam mê vận động, số lượng bài tập tương đối chuẩn và được kiểm soát tốt. Lượng chất béo được tiêu thụ bằng bao nhiêu vòng mỗi ngày và bài tập có kế hoạch sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Không ít người nổi tiếng đang giảm cân bằng phương pháp này.

Ngoài ra, trong quá trình đốt mỡ, người tập có thể bổ sung thêm thực phẩm ít chất béo, nhiều dinh dưỡng và vitamin. Dưới đây là ba loại tốt cho người cần giảm cân:

Nấm meo: nấm vừa ngon, vừa giàu chất dinh dưỡng, dồi dào xenlulo, chất đạm và các chất khác, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, chống táo bón.

Rau muống: có hàm lượng calo tương đối thấp, ít chất béo, rất giàu chất diệp lục, vitamin và các thành phần khác. Thực phẩm này có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác no.

Mướp đắng: có thể thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da, ăn thường xuyên còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Thể dục thể thao là hoạt động đòi hỏi sự kiên trì và lâu dài, người thừa cân nên tìm phương pháp tập luyện phù hợp.

Trẻ mới lên hai đã khổ sở chữa béo phì

Trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam năm 2020 tăng hơn ba lần so với cách đây 10 năm. Đó là kết quả cuộc điều tra dinh dưỡng quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở 25 tỉnh, thành vừa được Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) công bô.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ con mập mạp mới khỏe.

tre moi len hai da kho so chua beo phi 5e3 5754461

Trẻ thừa cân, béo phì dẫn tới các rối loạn chuyển hóa, kéo theo nhiều bệnh tật ảnh hưởng tới chất lượng sống

21 tháng t.uổi đã béo phì, gan nhiễm mỡ

Sáng 5/5, tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TPHCM), nhiều phụ huynh đưa con tới khám liên quan béo phì. Các bà mẹ thừa nhận điều trị béo phì cho trẻ vô cùng gian nan. Bên cạnh chúng tôi là b.é g.ái học lớp Sáu nhưng nặng 75kg, cao 162cm. Vì cân nặng như vậy nên chân bé rất yếu, không thể tham gia các môn thể thao vận động nhiều. Do ngại vận động, bé lại “xoắn vào vòng luẩn quẩn”, không giảm cân được.

Lau vội mồ hôi cho con gái, chị Đ.H.T. chia sẻ, dù vất vả chị vẫn chở con từ Q.7, TPHCM rong ruổi đến nhiều cơ sở y tế để tư vấn điều trị béo phì, thậm chí thuê huấn luyện viên để thiết kế bài tập và khẩu phần ăn cho con nhưng chỉ được thời gian đầu, rồi đâu cũng vào đó. Điểm mấu chốt là con đang t.uổi ăn t.uổi lớn, luôn thèm ăn, cứ xin được ăn thêm. Thấy con quá khổ sở vì miếng ăn, chị T. không nỡ cấm đoán.

Ngồi gần đó là b.é g.ái P.K.T., ở TP. Thủ Đức, mới 21 tháng t.uổi, cao 85cm nhưng đã nặng 18kg. Lúc đầu, bé được mẹ đưa đến vì chán ăn, xanh xao chứ không nghĩ chưa đầy hai t.uổi đã bị béo phì. “Tôi thấy con ú na ú nần chứng tỏ mình nuôi tốt. Nhưng sau khi kiểm tra, bác sĩ xác định cân nặng của con vượt chuẩn khoảng 6kg, thiếu m.áu nặng, rối loạn lipid m.áu, gan nhiễm mỡ”, chị T. kể. Theo thạc sĩ – bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, Phó khoa Dinh dưỡng BV Nhi Đồng 2, trẻ béo phì đến điều trị tại BV chủ yếu từ 6-12 t.uổi, tuy nhiên vẫn có trường hợp nhỏ t.uổi hơn, như bé P.K.T.

Tình trạng béo phì ở trẻ nguy hiểm hơn chúng ta tưởng. Đơn cử như b.é t.rai P.Đ.D., ở quận Bình Thạnh, TPHCM, tám t.uổi đã nặng 60kg, cao 130cm. Mẹ bé than con mình đi lại, sinh hoạt nặng nề. Không chỉ thế, bé khó tập trung, học bài mau quên. Thấy con tăng cân nhanh, gia đình nghĩ tới béo phì nên đưa đi khám. Kết quả cho thấy D. thừa 32kg so với chuẩn. Theo bác sĩ Mai, tình trạng thừa cân kéo theo các vấn đề về sức khỏe khác, khiến bệnh nhi bị hội chứng chuyển hóa (tăng huyết áp, tăng lipid m.áu, tăng men gan, gan nhiễm mỡ), rối loạn sắc tố da (chứng gai đen).

Còn b.é g.ái N.T.C.T., 13 t.uổi, cao 160cm nhưng cân nặng tới 80kg. Ngoài các vấn đề gặp phải là hội chứng chuyển hóa và rối loạn sắc tố da thì bệnh nhi còn than đau khớp, kết quả chụp X-quang cho thấy dấu hiệu bị loãng xương.

Mê ti vi, điện thoại… dễ béo phì

Theo bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, có ba nguyên nhân dẫn tới béo phì: gen, dinh dưỡng và sinh hoạt – vận động. Qua các nghiên cứu cho thấy, có gần 300 nhóm gen ảnh hưởng đến việc điều hòa trọng lượng cơ thể. Về chế độ chăm sóc dinh dưỡng, bác sĩ Mai cảnh báo nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và khi ăn dặm không được tiếp tục nhận nguồn sữa mẹ đến lúc hai t.uổi thì nguy cơ bị béo phì sẽ cao hơn bình thường.

tre moi len hai da kho so chua beo phi df7 5754461

Trẻ xem tivi nhiều rất dễ gây nghiện và dẫn đến những tác hại đáng sợ cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Theo thống kê, bé bú sữa công thức ngay sau khi sinh có nguy cơ béo phì cao hơn 22% so với những bé bú mẹ. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn thức ăn có năng lượng cao, quá nhiều thức ăn giàu carbohydrate (nhiều tinh bột, thức ăn ngọt, thức ăn nhanh), những món giàu chất béo (thức ăn chiên, xào, thịt mỡ, nội tạng động vật), dư đạm (quá nhiều thịt, cá) trong khi lại rất ít chất xơ, vitamin (rau củ quả, trái cây) là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng béo phì.

Cuối cùng là chế độ vận động, thói quen sinh hoạt. T.rẻ e.m, nhất là ở thành thị rất ít vận động và sa đà vào các thiết bị điện tử, chơi game, thức khuya, ngủ ít, không thể dục thể thao. Càng ngồi chơi các trò chơi này thì càng mê thức ăn nhanh, mì gói…

Điều trị béo phì ở trẻ, theo bác sĩ Mai chủ yếu vẫn là dựa trên thay đổi chế độ chăm sóc dinh dưỡng – vận động – thói quen sinh hoạt. Riêng những trẻ có yếu tố di truyền sẽ được hội chẩn, xem xét cụ thể do gen nào gây ra để có phương án điều trị hợp lý.

Để phòng tránh béo phì, ngoài việc tránh để con tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, cha mẹ nên cho con tham gia các môn thể thao phù hợp. Bên cạnh đó, theo dõi tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng tại nhà và trường học để phát hiện sớm thừa cân béo phì, nhằm có phương án xử lý kịp thời.

Hạn chế đường trong thức ăn của trẻ. Ưu tiên cách nấu: hấp, luộc, chưng. Nên ăn cá hơn các loại thịt đỏ, kiểm soát thói quen ăn mặn, tăng lượng rau trong khẩu phần ăn. Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm trước 21g và ngủ đủ giấc. Số giờ ngủ trung bình của trẻ sơ sinh, dưới 1 t.uổi và từ 1-2 t.uổi tương ứng là 14-17 giờ; 12-15 giờ và 11-4 giờ, trẻ từ 3-5 t.uổi là 10-13 giờ.

Ngừa trẻ béo phì khi còn trong bụng mẹ

Việc phòng ngừa trẻ bị béo phì có thể thực hiện ngay từ lúc người mẹ mang thai. Mức tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai của bà mẹ là 10-12kg. Với những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2,5kg hoặc trên 3,5kg cần được theo dõi kỹ. Khi trẻ từ 0-6 tháng, cần được bú mẹ hoàn toàn và bú sớm trong một giờ đầu, tiếp tục bú cho đến khi trẻ được 24 tháng.

Đến lúc trẻ ăn dặm (sáu tháng trở lên đối với trẻ sinh đủ tháng), cần cân đối giữa bú mẹ, sữa công thức và ăn dặm để trẻ vừa nhận đủ dưỡng chất, vừa được tiếp cận với những hình thức ăn dặm khác nhau. Thức ăn dặm cho trẻ cần đủ chất bột, béo, đạm, xơ và vitamin. Lựa chọn loại đạm có nguồn gốc động vật, giá trị sinh học cao, dễ hấp thu hơn đạm thực vật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *