Chứng hư lao và bài thuốc bổ khí, dưỡng huyết

Trong Đông y, chứng hư lao bắt nguồn từ khí hư nên các thầy thuốc Đông y dùng bài thuốc Bổ dương thoái lao thang hoặc dùng bài Bổ dương tiếp âm để điều trị.

Bổ dương thoái lao thang có tác dụng bổ dương khí, trị chứng phế, thận đều hư, dẫn đến hư lao sinh sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn ngủ kém,…

Thành phần: bạch truật 8g, cam thảo (chích) 2g, đại táo 3g, hoàng kỳ 12g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 1,2g, nhân sâm 8g, quy thân 6g, trần bì 3,2g.

Trong bài: Bạch truật vị ngọt đắng tính ôn, vào kinh tỳ, vị, có tác dụng bổ ích khí, hòa tỳ vị, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, sinh tân dịch. Cam thảo vị ngọt tính bình vào 12 kinh lạc có tác dụng nhuận tỳ bổ phế, ích tinh huyết, điều hòa các vị thuốc trong bài. Đại táo vị ngọt tính bình, vào kinh tỳ vị, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng tỳ hòa vị. Hoàng kỳ vị hơi ngọt tính ấm, vào kinh phế, tỳ có tác dụng bổ khí cố biểu. Mạch môn vị ngọt hơi đắng tính hàn, vào kinh tâm, phế, vị, có tác dụng thanh tâm hỏa, điều hòa phế khí, dưỡng vị khí để sinh tân dịch.

Ngũ vị tử vị chua tính ôn, vào kinh phế và thận có tác dụng bổ phế khí, điều hòa thận khí, trị chứng di tinh. Nhân sâm vị ngọt hơi đắng, vào kinh phế thông với 12 kinh lạc có tác dụng đại bổ nguyên khí. Quy thân vị cay hơi ngọt đắng thơm tính ấm, vào kinh tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết hoạt huyết nhuận táo. Trần bì vị đắng cay tính ôn, vào phần khí của 2 kinh phế và tỳ có tác dụng điều hòa phần khí trong cơ thể, tiêu đờm, tán hàn thông khí trệ.

Cách dùng: ngày uống một thang sắc uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Bổ dương tiếp âm có tác dụng đại bổ khí, dưỡng huyết, người cao t.uổi cơ thể suy nhược sinh chứng hư lao, sợ lạnh, ho hen, đờm nghẽn họng và chân thủy không thông lợi, cơ thể yếu, ăn ngủ kém, tiểu tiện bí hoặc tiểu giắt, đại tiện lỏng.

chung hu lao va bai thuoc bo khi duong huyet 9f1 5766801

Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí.

Thành phần: Bạch truật ( sao hoàng thổ) 60g, sâm bố chính (sao với gạo) 40g, nếu không có sâm bố chính dùng bạch sâm của cao ly. Chích thảo 2g, phụ tử (chế) 6g, thục địa 40g, bào khương (gừng đã luộc) 3 lát.

Trong bài: Bạch truật vị ngọt hơi đắng, tính ôn vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa trung tiêu, trừ thấp nhiệt, sinh tân dịch.

Dùng sống trị thấp nhiệt ở tỳ vị, sao hoàng thổ bổ tỳ vị, trị nôn mửa, bụng chướng đầy, an thai, sao với mật bổ tỳ nhuận phế (phổi). Nhân sâm: vị ngọt hơi đắng,tính ôn, vào kinh phế thông với 12 kinh lạc, có tác dụng đại bổ nguyên khí.

Chích thảo vị ngọt tính bình, vào cả 12 kinh lạc, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, ích tinh, điều hòa khí lực của các vị thuốc trong bài. Phụ tử (chế): vị cay ngọt, tính đại nhiệt vào 12 kinh lạc, có tác dụng bổ hỏa, tán hàn, trừ thấp, hồi dương cứu nghịch, trị chứng dương khí thoát, tay chân quyết lạnh, đau vùng tim và vùng bụng do hàn, trị chứng phong hàn tê thấp.

Thục địa: vị ngọt tính hơi ôn, vào các kinh tâm can thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, bổ thận tráng thủy, trị chứng âm hư huyết suy. Bào khương: vị cay đắng tính đại nhiệt, trị chứng hàn tích trong tạng phủ, làm ấm nguyên dương của tỳ thận để sinh huyết, chỉ huyết, giảm đau.

Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày trước khi ăn.

Lời bàn của Hải thượng Lãn Ông: “Để cứu âm thì dùng thục địa làm quân, bạch truật làm thần. Nếu cứu dương thì dùng bạch truật làm quân, thục địa làm thần, nhân sâm là huyết trong khí dược, để bổ khí trong cơ thể.

Đi với huyết dược để bổ huyết, dùng làm tá trong bài. Bạch truật để liễm âm nhưng phải tẩm đồng tiện sao cháy sém để làm cho hỏa tự giáng xuống.

Chích thảo đi vào tỳ để dẫn nhân sâm, bạch truật giữ vững trung khí của tỳ vị. Bào khương để dẫn huyết dược vào phần huyết của cơ thể, dẫn khí dược vào phần khí của cơ thể cho nên làm vị trí hướng đạo trong âm phương.

Phụ tử làm sứ, nhân sâm bạch truật làm thần để bổ trung khí, thục địa cũng làm thần nhưng để tư âm giáng hỏa, cho nên dùng làm vị hướng đạo trong dương phương. Hai phương thuốc này dùng âm dược mà không làm thương tổn đến phần dương; Dùng dương dược mà không tổn hại đến phần âm.

Trong bổ có tiếp, trong tiếp có bổ, làm cho âm có công năng hóa dương, dương có đức tính sinh âm. Táo với nhuận không có bên nào hơn kém, khí với huyết cùng dinh dưỡng lẫn nhau. Bài thuốc rất ứng nghiệm trong điều trị”. (in trong Bộ Hải thượng Y tông tâm lĩnh, cuốn Hiệu phỏng tân phương).

Nguyên nhân viêm tai ngoài

Cháu chiều nào cũng đi bơi. Nhưng 2 tuần nay cháu bị đau tai, ngứa và chảy nước vàng. Có phải cháu bị viêm tai không, thưa bác sĩ?

Vũ Thị Thu (Hải Dương)

nguyen nhan viem tai ngoai be0 5735305

Ảnh minh họa

Trung bình ống tai ngoài dài khoảng 2,5cm, có lớp da mỏng lót bên trong, dưới lớp da này là lớp sụn ở nửa ngoài của ống, còn nửa trong là xương thái dương. Theo mô tả của cháu thì rất có thể cháu bị viêm tai ngoài cấp tính.

Nguyên nhân khiến bị viêm tai ngoài cấp tính là do khi tắm gội, nước vào tai dẫn tới vi khuẩn xâm nhập khiến tai viêm nhiễm.

Biểu hiện của bệnh là tai bị ngứa, đau, ống tai sưng đỏ, nề, nóng và bệnh nhân bị sốt nhẹ, khó nghe. Việc phòng ngừa đối với những người viêm tai ngoài cấp tính là rất cần thiết.

Tốt nhất sau khi tắm gội, bơi lội nên dùng máy sấy tóc thổi khô nước trong ống tai, nhỏ thuốc sát khuẩn theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ.

Những người có ráy tai ướt, ống tai nhỏ hẹp, nhiều mồ hôi, hoạt động dưới nước nhiều nên vệ sinh tai thường xuyên, sạch và đúng cách. Bệnh nhân đang bị viêm tai ngoài cấp tính nên tránh bơi lội hay hoạt động dưới nước cho tới khi điều trị khỏi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *