Với dự án Vườn rau mẹ trồng, V-right Procurement Company – chuỗi cung ứng rơm, sinh viên ĐH Quốc tế Sài Gòn vào bán kết Hult Prize Đông Nam Á.
Với chủ đề “Food for Good” mang tính chất xã hội và thời đại, cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên – Hult Prize nhận được sự hưởng ứng của hàng triệu sinh viên tại các trường đại học trên toàn thế giới. Cuộc thi này cũng thu hút sinh viên của trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU). Mặc dù là năm đầu tiên tổ chức nhưng “Hult Prize at SIU”, do câu lạc bộ Khởi nghiệp SIU (SSU Club) phối hợp cùng Hult Prize Đông Nam Á tổ chức, đã tạo ra hiệu ứng mới mẻ dành cho sinh viên, thu hút đến 16 đội tham gia.
Chung cuộc, ban giám khảo “Hult Prize at SIU” chọn ra 7 đội thi với nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo. Đội Terrarden với dự án “Vườn rau mẹ trồng” là đội giành chiến thắng và cùng với đội V-right (giải Ba) – dự án “V-right Procurement Company – chuỗi cung ứng rơm” trở thành 2 đại diện của SIU tranh tài tại Hult Prize khu vực Đông Nam Á.
Đội Terrarden mang dự án “Vườn rau mẹ trồng” đến vòng bán kết Hult Prize Đông Nam Á. Ảnh: Hult Prize Vietnam.
Cùng với các đội thi Việt Nam, hai nhóm sinh viên của SIU đã trải qua các tuần Training Program và Sunday Offline Pitching. Các chương trình đào tạo đặc biệt này được thiết kế bởi Hult Prize Đông Nam Á 2021 nhằm rèn luyện, tích lũy các kỹ năng, kiến thức cần thiết để chinh phục ban giám khảo với những ý tưởng đột phá về kinh doanh vì cộng đồng.
Vòng bán kết Hult Prize Đông Nam Á trong hai ngày (10-11/4) tại Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM có 55 đội thi Việt Nam và quốc tế. Các thí sinh tài năng của SIU đã có màn thuyết trình ấn tượng về dự án của nhóm và được ban giám khảo đ.ánh giá cao.
Tuy là mùa giải đầu tiên nhưng cuộc thi đã thu hút rất nhiều sinh viên tại SIU. Ảnh: SIU.
Thành viên đội V-right Nguyễn Minh Tấn cho biết ý tưởng về đề tài “V-right Procurement Company – chuỗi cung ứng rơm” hình thành từ lần gặp gỡ và trao đổi cùng CEO của Tập đoàn Lộc Trời. Cả đội ngay sau đó đã bắt tay thực hiện ngay dự án này và may mắn, V-right lọt vào Top 3 của “Hult Prize at SIU”, vinh dự được chọn thi tài tại vòng bán kết khu vực.
Chia sẻ về khoảng thời gian chuẩn bị cho cuộc thi với dự án “Vườn rau mẹ trồng”, Nguyễn Khánh Minh Anh (đội Terrarden) cho biết, nửa năm trải nghiệm cùng Hult Prize có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Ngoài những ngày đào tạo và thuyết trình (pitching) vào chủ nhật hàng tuần, sau mỗi giờ học ở trường, cả nhóm đều tập luyện tới tối khuya. Dù vậy, cả đội đều rất cố gắng.
“Chúng mình rất tự hào vì đã có đóng góp cho cộng đồng, lan tỏa ý tưởng của mình đến với những bạn trẻ ở các trường đại học của Việt Nam và trên thế giới”, Minh Anh nói thêm.
Đội start-up của SIU trong buổi Sunday Offline Pitching của chuỗi đào tạo Hult Prize khu vực Đông Nam Á 2021. Ảnh: Hult Prize Vietnam.
Hult Prize là cuộc thi khởi nghiệp thường niên dành cho sinh viên trên toàn thế giới. Dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Hult International Business School, Hult Prize hướng tới việc lan tỏa làn sóng khởi nghiệp trong cộng đồng sinh viên. Cuộc thi được ví như “giải Nobel khởi nghiệp dành cho sinh viên” với g.iải t.hưởng đến 1 triệu USD cho nhà vô địch.
Chia sẻ về việc mang cuộc thi về SIU, bạn Lê Nguyễn Hoàng Yến Vy (Chủ tịch SSU Club) chia sẻ: “Nhờ sự giúp đỡ rất tâm huyết của nhà trường, SSU Club đã mang Hult Prize về SIU thành công. Cuộc thi là cơ hội để sinh viên SIU có thể vươn ra đấu trường khởi nghiệp quốc tế, tranh tài ngang sức với sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước”.
Chế kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ
Dự án “Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato” của nhóm sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã vượt qua hàng trăm dự án trong cả nước để giành giải Nhì tại cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020.
Dự án do nhóm sinh viên bao gồm: Vũ Điệp Hoàng Thương, Phan Nguyễn Hoàng Hân, Vương Ngọc Ái, Huỳnh Phương, Lê Ngọc Nhân đều đến từ trường ĐH Thủ Dầu Một thực hiện.
Chia sẻ về lý do nghiên cứu và chế tạo sản phẩm này, Hoàng Thương (Trưởng nhóm dự án) cho biết, xuất phát từ việc nhận thấy những mối nguy từ căn bệnh đột quỵ đe dọa tính mạng của con người. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm phục vụ việc điều trị bệnh tai biến và đột quỵ dưới dạng viên nén, viên nhộng có giá thành rất cao.
“Nhóm hiểu được khó ai có thể duy trì thói quen phòng chống bệnh mà uống thuốc viên mỗi ngày và nhóm cũng hiểu được sự cấp thiết của việc phòng bệnh đột quỵ cũng như mong muốn giải tỏa nỗi lo tâm lý cho người tiêu dùng, nên nhóm đã phát triển sản phẩm kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ có tên là C-Nato”, Hoàng Thương chia sẻ.
Sản phẩm kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato, với hình dạng bắt mắt.
Hoàng Thương cho biết kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato được sản xuất dưới hình dáng hoa cúc, với màu sắc và mùi vị thơm ngon tự nhiên, tạo tâm lý ưa thích cho người tiêu dùng. Với nhân của viên kẹo là hoạt chất Enzyme Nattokinase (một hoạt chất đã được minh chứng trên các bài báo khoa học quốc tế về khả năng giúp phòng đột quỵ) và cánh hoa từ dịch chiết hoa đậu biếc.
“Điểm độc đáo của kẹo dẻo C-Nato là đẩy mạnh khả năng hấp thụ hoạt chất phòng đột quỵ vào cơ thể. Vì trong quá trình khách hàng ngậm và nhai kẹo, hoạt chất phòng đột quỵ sẽ được hấp thụ vào đường niêm mạc dưới lưỡi, và khi xuống ruột sẽ được hấp thụ qua đường niêm mạc ruột. Với 2 con đường hấp thụ như thế sẽ giúp cho việc đẩy mạnh khả năng làm tan huyết khối dẫn đến tăng khả năng phòng đột quỵ cao hơn”, Hoàng Thương nói về ưu điểm của sản phẩm.
5 thành viên của dự án “Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato”.
Trong quá trình sản xuất, để chứng minh viên kẹo có hoạt chất giúp làm tan huyết khối, hỗ trợ phòng đột quỵ, nhóm đã thực hiện thí nghiệm đ.ánh giá trực tiếp trên cục huyết lợn với điều kiện mô phỏng tương đương như mạch m.áu người, hiệu quả tan huyết của kẹo là 82% trong 12 giờ và thí nghiệm này chưa có công ty nào ở Việt Nam thực hiện.
Cũng theo Thương, hiện tại sản phẩm kẹo dẻo của nhóm đã có giấy chứng nhận kiểm tra hoạt chất ở Viện Phát triển ứng dụng trường ĐH Thủ Dầu Một. Nhóm cũng đã gửi mẫu sang một công ty khác để kiểm tra hoạt chất có trong kẹo, và các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm như vi sinh, đường, đạm thì được gửi đến các trung tâm kiểm định như Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm CASE.
Nhóm dự án được vinh danh tại Lễ trao giải tại Festival Khởi nghiệp 2021.
Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn sản phẩm mẫu và khảo sát ý kiến thị trường. Trong tương lai, nhóm sẽ đưa sản phẩm thương mại hóa để người dân Việt Nam có thể chủ động phòng chống được căn bệnh đột quỵ vô cùng nguy hiểm, cũng như giúp loại bỏ được tâm lý mệt mỏi khi sử dụng thực phẩm chức năng dạng viên nén mà giá thành lại cao.
“Sản phẩm có giá bán dự kiến 3.000 đồng/ viên, thấp hơn từ 1.000 – 2.000 đồng so với hầu hết các sản phẩm có cùng tác dụng trên thị trường, sẽ là một lợi thế lớn giúp tăng sức cạnh tranh và thương mại hóa sản phẩm”, nhóm dự án tiết lộ.
Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia tổ chức thường niên từ năm 2003, được sự chỉ đạo của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), và sự phối hợp triển khai của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Cuộc thi năm 2020 chính thức khởi động từ tháng 1/2020, với 600 dự án đăng ký.
Trải qua vòng Sơ tuyển, tư vấn dự án, Ban Giám khảo đã chọn lần lượt top 20 rồi top 6 vào vòng Chung kết, được tổ chức thi trực tuyến vào ngày 26/12/2020 vừa qua. Dự án “Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato” đã giành giải Nhì chung cuộc, được vinh danh trong lễ trao giải tại Festival Khởi nghiệp 2021.