Bữa chính, bữa phụ, thêm cả sữa ngoại đắt t.iền và nhiều thực phẩm “nghe bảo là tốt” khác, thế nhưng con vẫn… suy dinh dưỡng. Chuyện tưởng chừng là nghịch lý, nhưng thực tế lại đang diễn ra khá phổ biến vì một lỗi sai nhiều cha mẹ gặp phải.
Tưởng thừa mà vẫn thiếu
Chọn nuôi con theo cách truyền thống, chị Thu Hoài (Q.3, TPHCM) quan niệm để con phát triển tốt chỉ cần ăn nhiều là đủ.
Chăm chút là vậy, nhưng cu Bin vẫn tăng cân rất chậm, thậm chí có tháng không tăng cân nào. Mỗi bữa ăn là một cuộc chiến của hai mẹ con, khi Bin cố tình không chịu nuốt. Nhìn con còi cọc so với bạn bè, chị sốt ruột tìm đủ mọi cách tăng bữa ăn, tăng khẩu phần, ép Bin bằng cách “khoán số lượng”. Thế nhưng, thể trạng của Bin vẫn không hề cải thiện.
Con không thích ăn và còi cọc hơn các bạn cùng t.uổi. Ảnh minh họa
Ngược lại, bé Hoàng Quân 5 t.uổi con chị Tiêu Khanh (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) chỉ thích uống sữa, hơi lười ăn, đến bữa chỉ ăn qua loa một số món con thích rồi bỏ bữa. Gia đình chị vốn có điều kiện và lại chiều con nên chị Khanh mua nhiều loại sữa đắt t.iền khác nhau để bé Hoàng Quân đổi vị, và đảm bảo bổ sung đủ chất khi bé biếng ăn.
Giai đoạn bé đi học mẫu giáo, bữa ăn nào cô giáo cũng mất hơn cả giờ đồng hồ để dỗ cháu ăn, đỉnh điểm có lần không kiềm chế được, cô giáo phạt Quân ôm chén cơm đứng trước cửa nhà ăn, bắt tự ăn hết mới cho đi ngủ.
Biết được chuyện này, chị Tiêu Khanh lên trường làm ầm lên, từ đó các cô giáo không còn dám ép cháu, cứ đến bữa ăn lại cho cháu uống sữa thỏa thích theo yêu cầu của mẹ Khanh.
Chuyện tưởng chỉ có vậy, nhưng khi vào lớp Một, cô giáo nhận xét cháu tiếp thu bài chậm, hay ngủ gật.
Không đành lòng cả hai người mẹ trên đưa con đi khám dinh dưỡng và kết quả thật bất ngờ, bé Quân tuy uống sữa nhiều nhưng vẫn bị thiếu sắt, thiếu m.áu, có dấu hiệu suy dinh dưỡng nhẹ, còn Bin thì lại thiếu kẽm và canxi trầm trọng.
Lúc đó, mẹ Quân và Bin mới nhận ra rằng không phải cứ uống sữa đắt t.iền hay ép con ăn thật nhiều là trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện, mà cần phải hiểu nhu cầu, đặc thù của con để đáp ứng đúng và đủ dinh dưỡng.
Bin có chút vấn đề về tiêu hóa, khả năng tiêu hóa của bé chưa tốt, trong khi bị mẹ ép ăn liên tục khiến Bin bị thêm vấn đề tâm lý, chỉ nhìn thấy bữa ăn thôi đã sợ hãi không muốn ăn. Mẹ Bin được tư vấn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp Bin có khả năng đề kháng khỏe – tiêu hóa tốt thay vì chỉ ép Bin ăn.
Với trường hợp của Quân, chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc uống nhiều sữa khiến trẻ no, không muốn ăn dẫn đến thiếu m.áu và thiếu sắt. Chuyên gia dinh dưỡng đã hướng dẫn mẹ xây dựng lại thực đơn cân bằng dinh dưỡng và chọn sữa phù hợp cho thể trạng hiện tại của bé. Sau khi được giải thích, chị Tiêu Khanh mới nhận ra rằng không cần chọn sữa đắt t.iền mà điều quan trọng là phải chọn sữa phù hợp với thể trạng của con.
Sai lầm nhỏ, hậu quả lớn
Khảo sát mới đây do Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Anh Mỹ, phối hợp với Nutifood và Báo Phụ Nữ TPHCM thực hiện ở hơn 2.400 bà mẹ có con từ 0-10 t.uổi cho thấy, 15% mẹ cho rằng chỉ cần nuôi con theo cách của ông bà là đủ. 39% các bà mẹ quan niệm chế độ dinh dưỡng theo chuẩn nước ngoài sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Khảo sát cũng chỉ ra có tới 19% tin rằng sản phẩm dinh dưỡng càng đắt t.iền càng tốt.
Có đến 39% bà mẹ nghĩ rằng chế độ dinh dưỡng chuẩn nước ngoài sẽ tốt hơn cho con
Tuy nhiên tại một buổi hội thảo xoay quanh việc chọn sữa cho con được tổ chức tại Hà Nội, chuyên gia dinh dưỡng Đào Thị Yến Thủy đã phát biểu: “Khi chọn sữa cho con, nên chọn sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp với thể trạng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của từng đ.ứa t.rẻ chứ đừng chạy theo tâm lý sữa càng đắt t.iền thì càng tốt…”.
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam đạt 168,1cm, tăng 3,7cm và nữ đạt 156,2cm, tăng 2,6cm so với 10 năm trước. Mặc dù chiều cao của người Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể nhưng thực tế, t.rẻ e.m Việt Nam chưa có được thể trạng tối ưu như trẻ nước ngoài.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi vẫn ở mức 19,9%, trong khi xuất hiện xu hướng gia tăng tình trạng béo phì ở t.rẻ e.m các đô thị lớn. Gánh nặng kép này chưa phải là toàn bộ vấn đề. Bên cạnh đó, t.rẻ e.m Việt Nam còn có tỷ lệ thiếu các vi chất lên đến trên 50%. Như vậy, bài toán dinh dưỡng mà chúng ta cần giải quyết cho t.rẻ e.m Việt Nam là hoàn toàn khác biệt.
Như vậy, 39% mẹ vẫn giữ niềm tin “chế độ dinh dưỡng chuẩn nước ngoài và tốt nhất” và 19% mẹ tin vào “sản phẩm càng đắt t.iền càng tốt” sẽ cần cái nhìn khách quan và hiện đại hơn để tránh sai lầm trong cách chăm con.
Xu hướng tích cực trong cách chọn dinh dưỡng cho con
66% mong muốn sản phẩm “Đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ”
Tuy nhiên, khảo sát trên cũng tiết lộ nhiều con số tích cực. Đó là 63% mẹ sẽ chọn sản phẩm “Được nghiên cứu và phát triển dựa trên thể trạng đặc thù của t.rẻ e.m Việt Nam”. Đặc biệt, có đến hơn 53% bày tỏ sự ủng hộ với sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho người Việt.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã nhiều lần đưa ra lời khuyên, thay vì sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng tốt với t.rẻ e.m nước ngoài nhưng chưa được nghiên cứu với t.rẻ e.m Việt Nam, hay quá chú trọng bổ sung những dưỡng chất quý hiếm đắt đỏ chưa cần thiết thì trước hết, hãy xây dựng thật chắc nền tảng cho trẻ để trẻ có đề kháng khỏe – tiêu hóa tốt. Có nền tảng chắc, t.rẻ e.m sẽ được hoàn thiện hệ tiêu hóa, tăng miễn dịch, từ đó hấp thu tốt dưỡng chất, hạn chế đau ốm và nhờ vậy tối ưu khả năng phát triển thể chất, trí tuệ.
Mẹ Việt mong có sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với thể trạng đặc thù của con mình
Về việc chọn sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho con, các chuyên gia dinh dưỡng đều có chung quan điểm, cho rằng cha mẹ cần lưu ý những yếu tố quan trọng sau:
– Sản phẩm có đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ; được nghiên cứu và phát triển dựa trên thể trạng đặc thù của t.rẻ e.m Việt Nam.
– Nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao, theo quy trình sản xuất tiên tiến, hạn chế sử dụng kháng sinh/thuốc bảo vệ thực vật, có thể truy xuất nguồn gốc.
– Quá trình sản xuất được kiểm soát, đảm bảo an toàn bởi các chứng nhận quốc tế.
Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ, không phải do thiếu canxi, mẹ làm 3 điều này để bảo vệ
Đổ mồi hôi trộm là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ, khiến nhiều bố mẹ lo lắng.
Mồ hôi trộm là hiện tượng thường thấy ở t.rẻ e.m, trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ mà còn ảnh hướng tới sự phát triển của trẻ.
Trẻ ra mồ hôi thường xuyên, khiến lỗ chân lông giãn ra, đây là nơi ứ đọng những chất cặn bã dễ bị viêm nhiễm, rôm sảy, ngứa và mụn nhọt. Đồng thời, trẻ cũng dễ mất một lượng nước, muối khiến cơ thể trở nên khô, mệt mỏi, biếng ăn, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương.
Nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm
Khi ngủ, nhiều trẻ gặp tình trạng đổ mồ hôi nhễ nhại, gối ướt đẫm dù thời tiết không quá nóng. Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng trẻ đổ mồ hôi trộm là do thiếu canxi, nhưng trên thực tế, trẻ đổ mồ hôi trộm không phải thiếu canxi mà do những nguyên nhân sau:
Do đặc điểm phát triển của bản thân trẻ
Quá trình trao đổi chất với trẻ trong giai đoạn phát triển diễn ra rất mạnh mẽ, do đó trung tâm điều hòa thân nhiệt cũng nhạy cảm hơn, chỉ cần một ít động tác nhỏ cũng có thể khiến trẻ đổ mồ hôi. Hơn nữa, cơ địa tiết mồ hôi của trẻ khác với người lớn, vẫn đang phát triển ở giai đoạn đầu.
Mồ hôi chủ yếu xuất ra từ các tuyến mồ hôi ngoại tiết, vậy nên mồ hôi của trẻ thường tiết ra ở tay, chân, trán và lưng. So với người lớn, tuyến mồ hôi đã dần hoàn thiện, phát triển tốt, chủ yếu tập trung tiết ra ở nách – vùng bị khuất. Điều này khiến người lớn thường hay nghĩ rằng trẻ con xuất nhiều mồ hôi trộm.
Hiện tượng mồ hôi khi ngủ ở trẻ thường xuất hiện ở trán, tóc và cổ sau nửa giờ kể từ khi vào giấc ngủ. Thế nhưng hiện tượng này cũng nhanh chóng kết thúc 1 giờ sau đó.
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng thường thấy ở trẻ.
Do trẻ quá phấn khích hoặc lo lắng trước khi đi ngủ
Trẻ quá lo lắng hoặc phấn khích trước khi đi ngủ sẽ khiến não bộ ở trạng thái hưng phấn, kích thích trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động, dẫn đến tiết mồ hôi. Điều này sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
Do đó, cha mẹ nên tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái và để trẻ bình tĩnh khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, để không bị mất giấc ngủ và hình thành thói quen ngủ xấu.
Do trẻ ăn hoặc uống trước khi đi ngủ
Một số trẻ thường hay đòi ăn gì đó hoặc uống sữa trước khi đi ngủ. Tuy chỉ là một lượng nhỏ nhưng thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích dạ dày và ruột vận động, tăng tiết dịch vị và tuyến mồ hôi, gây ra chứng hyperhidrosis sau khi ngủ.
Bên cạnh đó, trẻ ăn trước khi ngủ cũng dẫn gây khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và đi sâu vào giấc ngủ
Do thiếu vitamin D
Trẻ dễ bị thiếu vitamin D hơn so với canxi. Thiếu vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa canxi mà còn gia tăng tình trạng “còi xương”, gây nên chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
Nếu trẻ không chỉ ngủ li bì sau khi đổ mồ hôi mà còn thường xuyên đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, ngủ không ổn định thì cha mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để thăm khám để biết cách chăm sóc khoa học.
Do thời tiết quá nóng và chăn bông quá dày
Ngoài ra, cũng không thể loại trừ trường hợp do yếu tố thời tiết tác động. Quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra mạnh hơn người lớn, cơ thể sinh nhiệt nhanh hơn, sau khi sinh nhiệt các em sẽ đổ mồ hôi để thoát nhiệt. Nếu phòng quá nóng hoặc đắp chăn quá dày, các bé sẽ bị nóng và đổ mồ hôi, nhất là các bộ phận ở đầu và cổ.
Ngoài việc đổ mồ hôi, cha mẹ cũng thường hay sợ con lạnh mà đắp chăn bông quá dày khiến giấc ngủ không ổn định.
Vậy nên, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế và ẩm kế, tính nhiệt độ và độ ẩm trong nhà để hạn chế cho trẻ ở trong môi trường khô nóng trong thời gian dài.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ như nhiệt độ phòng, thời tiết, thiếu vitamin D hoặc do bệnh lý…
Không phải do thiếu canxi, 3 điều mẹ cần lưu ý khi trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ
Cha mẹ đừng vội quy chụp rằng trẻ thiếu canxi, để biết trẻ thiếu canxi hay không cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nhưng trước hết, cha mẹ cần lưu ý 3 điều quan trọng sau khi nhận thấy trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm
Khi nhận thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều sau khi ngủ, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm, đó là do sinh lý hay bệnh lý?
Nếu trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt thì nguyên nhân gây ra mồ hôi có thể là do thời tiết nóng, đắp chăn hoặc mặc trang phục quá dày, vận động tốn nhiều năng lượng. Ngược lại, nếu trẻ đổ mồ hôi trộm giữa đêm, kèm theo quấy khóc khó chịu, ngủ không ổn định, là dấu hiệu không bình thường, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu nhận thấy tình trạng trẻ đổ mồ hôi bất thường khi ngủ, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Chú ý nhiệt độ phòng và không gian ngủ của trẻ
Nhiệt độ trong nhà tốt nhất là 20-24 độ C, không nên cao hơn, nhất là phòng quá nhiều gió do máy lạnh hoặc gió trời vào những ngày hè.
Đồ ngủ cho bé tốt nhất nên là vải cotton 100%, có độ thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái hơn khi mặc. Chăn của trẻ cũng không nên quá dày để không bị chèn ép khi thở.
Và quan trọng là cho trẻ ngủ trong không gian yên tĩnh, thoải mái, không quá ồn ào do tiếng TV, không mắng mỏ mà hãy cùng trò chuyện, lắng nghe với trẻ. Cha mẹ có thể đọc truyện, đọc sách hay cho trẻ nghe nhạc.
Chăm sóc sức khỏe của trẻ
Trẻ nhỏ tiết ra mồ hôi là chuyện thường, nhưng đổ mồ hôi quá nhiều không chỉ làm mất đi độ ẩm mà có thể khiến trẻ bị cảm lạnh. Vì vậy, sau khi tiết mồ hôi, chăm sóc cơ thể cũng rất quan trọng.
Khi ra mồ hôi, nghĩa là trẻ đang bị mất nước. Vì vậy cần phải bổ sung nước khi thời, như là uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi đổ mồ hôi vào đêm hôm trước, để tránh tình trạng da bị mất nước
Lau kịp thời khi trẻ ra mồ hôi để mồ hôi không kịp thấm vào cơ thể, hoặc tích cụ ở các nếp da. Nếu có thể, cha mẹ nên thay quần áo mới cho trẻ.
Không cho trẻ ở trong môi trường có gió lạnh, vì khi tiết mồ hôi, lỗ chân lông nở ra, gặp gió lạnh sẽ dễ bị cảm.
Mẹ nên lau kịp thời khi trẻ ra mồ hôi để mồ hôi không kịp thấm vào cơ thể, hoặc tích cụ ở các nếp da.