Trẻ 6 t.uổi bị ngộ độc do uống phải thuốc chống loạn thần của mẹ

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một bệnh nhi nhập viện do ngộ độc thuốc Levomepromazin ( thuốc chống loạn thần).

tre 6 tuoi bi ngo doc do uong phai thuoc chong loan than cua me 3c8 5769256

Bệnh nhi đang được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện. Ảnh: BVCC

Bệnh nhi N.V.T., 6 t.uổi, trú tại Bình Dương, Đông Triều, Quảng Ninh được đưa vào viện trong tình trạng lơ mơ, đồng tử co nhỏ, phản xạ ánh sáng kém, gọi hỏi không biết.

Theo gia đình chia sẻ, trẻ cầm lọ thuốc Levomepromazin, uống nhầm 9 viên thuốc, không rõ thời gian uống. Sau đó, trẻ có biểu hiện ngủ nhiều, ngủ lì bì lên đã đưa trẻ đến Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều.

Tại đây, trẻ đã được rửa dạ dày và được chuyển đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

Các bác sĩ đã tiến hành rửa dạ dày, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, đặt sonde tiểu. Bệnh nhi được điều trị, chăm sóc tích cực.

Hiện, sau 3 ngày điều trị, bệnh nhi đã tỉnh táo hơn và đang được tiếp tục theo dõi tại Đơn vị hồi sức cấp cứu thuộc Khoa Nhi.

Qua đây, các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo: Việc sử dụng thuốc chống loạn thần cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ và chỉ uống thuốc theo liều lượng được kê đơn. Đặc biệt, thuốc chống loạn thần được khuyến cáo chống chỉ định khi sử dụng cho t.rẻ e.m.

Các bậc phụ huynh cần hết sức thận trọng, hãy luôn quan tâm, chú ý đến trẻ. Hãy để mọi loại thuốc tránh xa tầm tay của trẻ để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Nhập viện rửa dạ dày do ăn sam biển, cách phân biệt con sam với so

Sau khi ăn con sam biển, bệnh nhân phải vào viện cấp cứu và được chỉ định rửa dạ dày, sử dụng thuốc theo phác đồ…

nhap vien rua da day do an sam bien cach phan biet con sam voi so b0f 5692386

Ăn sam biển người phụ nữ bị dị ứng phải nhập viện (Ảnh minh họa)

Sau khi ăn con sam biển, người phụ nữ 31 t.uổi (trú tại P. Vàng Danh – TP. Uông Bí) nổi mẩn đỏ toàn thân, ngứa vùng mặt, tức ngực, khó thở đã được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

Các bác sĩ Bệnh viện cho biết ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu cho người bệnh: người bệnh được tiến hành rửa dạ dày, sử dụng thuốc theo phác đồ. Sau khoảng 1 giờ người bệnh ổn định.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí khuyến cáo người dân, sam là món ăn bổ dưỡng và giàu chất đạm nên rất được người dân ưu chuộng. Tuy nhiên cần rất cẩn trọng trong việc lựa chọn bởi nó rất dễ nhầm lẫn với con so biển và đặc biệt là trong khâu sơ chế, chế biến.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, con so và con sam đều sống ở vùng ven biển, trong các vịnh, đầm nước mặn và các cửa sông, hình thù giống hệt nhau nên dễ nhầm lẫn. Hằng năm cả nước vẫn ghi nhận các vụ ngộ độc c.hết người do ăn trứng so biển.

Con sam biển (tên khoa học Tachypleus tridentatus) thường phân bố vùng ven biển, sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau. Mỗi cặp sam thường đẻ rất nhiều trứng do đó người ta thường bắt sam để lấy trứng ăn là chính.

Sam trưởng thành có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay (20 cm), dưới bụng có tám chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Sam cái nặng khoảng 1 kg, sam đực nhỏ hơn, chỉ nặng bằng nửa sam cái. Đuôi sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác.

Trong khi đó, so biển (tên khoa học Carcinoscorpius rotunicauda) là một loài có độc, khi ăn có thể dẫn đến c.hết người. Loài này sống ở ven biển, nơi các lạch nước ngọt.

Chúng có hình dạng rất giống sam biển nhưng kích thước nhỏ hơn và không đi theo thành từng cặp. Chiều dài thân của so biển khoảng 20-25 cm, không kể đuôi, toàn thân màu xanh nâu đậm. Đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn.

Theo đó, điểm khác biệt rất dễ nhận thấy là sam lúc nào cũng đi đôi, còn so biển nhỏ hơn sam và chỉ đi một mình.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho hay trứng sam là thức ăn ngon và bổ, còn trứng so rất độc, ăn phải sẽ bị ngộ độc nguy hiểm.

Chất độc g.iết n.gười trong loài so biển là tetrodotoxin, cực độc giống độc tố của cá nóc, chất độc này tan trong nước, không bị nhiệt phá hủy. Chất độc có thể bị p.hân h.ủy trong môi trường kiềm hay acid mạnh. Những vụ ngộ độc thức ăn do tetrodotoxin thường rất nặng.

Chất độc này được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa trong khoảng 10-15 phút, đạt nồng độ cao nhất trong m.áu sau 20 phút và chỉ sau mấy giờ sau khi ăn các triệu chứng ngộ độc xuất hiện. Độc tố này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, nạn nhân t.ử v.ong nhanh chóng. Liều t.ử v.ong đối với người là 1-2 mg độc chất tetrodotoxin.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân cần rất thận trọng trong lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm lạ, nhất là những người có t.iền sử dị ứng thức ăn. Sau ăn nếu có cảm giác tê miệng lưỡi, đau bụng, mẩn ngứa, khó thở cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *