Nguy hại từ trị cảm sai cách

Chữa trị sai cách khi bị cảm, nhiễm siêu vi ở mức độ nhẹ có thể dẫn đến những tác dụng ngược cho sức khỏe

Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), cho biết ông đã nhiều lần tiếp nhận các cháu bé gặp rắc rối vì bị ngứa, đỏ da hay thậm chí là phỏng nhẹ do bôi dầu quá nóng của người lớn.

Không phải cái gì cũng bôi dầu

Cầm toa BS đi mua thuốc bôi cho con trai 1 t.uổi, chị Tr.T.V (27 t.uổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) than thở rằng sự việc chỉ tại… chai dầu nóng. Cách đây ít hôm, con chị bị sốt hâm hấp, thấy bé có dấu hiệu bị cảm, chị V. lấy dầu của bà ngoại xoa lưng, bụng cho bé ấm người. Sau đó bé có khóc nhưng chị nghĩ là do bệnh nên quấy, vài tiếng sau thấy khóc dữ quá mới thấy da bé chỗ bôi dầu bị đỏ ửng, chị V. đã phải đưa con trai đi bệnh viện (BV).

Với lý do sợ… người ta tưởng bị Covid-19, né tránh nên chị Ng.M.T.A (30 t.uổi, ngụ quận 10, TP HCM) vội vàng nấu ngay một nồi nước xông, nhỏ thêm mấy giọt tinh dầu cho con gái 8 t.uổi xông khi cháu dầm mưa bị cảm. Ai ngờ trưa hôm đó bé than mặt bị rát, ngứa, sổ mũi nặng hơn, mắt khó chịu. BS cho biết do chị A. đã dùng quá nhiều tinh dầu, da bé vốn nhạy cảm nên bị ngứa, chưa kể còn kích thích chứng viêm mũi dị ứng bởi bé khá mẫn cảm với các loại mùi thơm nồng.

nguy hai tu tri cam sai cach b0a 5768005

Thói quen cái gì cũng bôi dầu của nhiều người dễ gây hậu quả về sức khỏe (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Còn ông M.T (50 t.uổi) thì nhập viện luôn sau khi đi xông hơi trị liệu. “Do ngồi làm việc máy tính nhiều nên cảm thấy mệt, mỏi người, nhất là vai, cổ… nên tôi đã đi xông hơi cho khỏe. Ai dè vừa xông được một lúc thì cảm thấy nhức đầu dữ dội, người choáng váng, rất mệt, vội nhờ người đưa đến BV. Kết quả BS nói tôi bị tăng huyết áp” – ông T. kể.

Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, thói quen cái gì cũng bôi dầu của nhiều người là không nên. Ví dụ với các vết côn trùng cắn thì có thể bôi dầu khuynh diệp để sát trùng nhưng vết thương hở thì không được bôi dầu. Bôi dầu lên vị trí dưới lỗ mũi hay cho vào nồi nước nóng rồi cho trẻ trùm mền xông cũng không tốt, thậm chí có nguy cơ gây viêm phổi nếu sử dụng dầu quá nhiều.

Thận trọng với cạo gió, xông hơi

Theo các chuyên gia, nguy hiểm nhất là bị sốt xuất huyết mà cứ tưởng bị cảm, đem đi cạo gió, sẽ làm bệnh nhân bị xuất huyết dưới da nặng thêm. Cắt lể thì vừa gây xuất huyết vừa dẫn đến nguy cơ bị n.hiễm t.rùng ở vết cắt.

Với trường hợp người thấy hơi muốn cảm, mệt mỏi mà đi xông hơi toàn thân, theo BS chuyên khoa II Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn, là rất nguy hiểm. “Xông hơi thường làm mất nước, với người đang yếu dễ bị rối loạn điện giải kèm với tác dụng của nhiệt có thể khiến huyết áp biến động, sẽ nguy hiểm hơn nếu người đó có các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường…” – BS Vui phân tích.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cho biết cạo gió là để trị đau, nhức mỏi do nhiễm nước (dầm mưa, hay đổ mồ hôi mà vội tắm ngay), ngồi lâu, nằm sai tư thế, làm việc nặng gây mỏi cơ… Việc cạo gió nhằm làm vỡ một số mạch ngoại biên li ti, giải quyết tình trạng ứ huyết gây đau nhức, không nguy hiểm với người bình thường.

Tuy nhiên, cạo gió chống chỉ định với người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, bệnh tan m.áu, m.áu khó đông, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết. Không khuyến khích cạo gió cho t.rẻ e.m vì trẻ da mỏng, cạo rất dễ gây tổn thương. Trẻ dưới 6 t.uổi thì tuyệt đối không được cạo gió.

“Xông hơi giải cảm không được dùng cho người bệnh tim mạch, người mắc bệnh ngoài da, người cao t.uổi, hay ra mồ hôi, mất m.áu nhiều, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 13 t.uổi. Chỉ nên xông khi cảm nhẹ, xông chỉ 5-15 phút, xông một lần vào ngày thứ 1-2 của bệnh là được, còn nếu bệnh đã biến chứng thì phải đi khám, không được xông nữa” – lương y Đinh Công Bảy nói.

Không lạm dụng thuốc

BS Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo khi bị cảm nhẹ, thường chỉ cần dùng các loại si rô ho, thuốc ho thảo dược, uống thêm nước cam, chanh để tăng cường đề kháng… là đủ. Nếu thấy nặng, biến chứng thì phải đi khám, không nên tự ý tìm mua kháng sinh về dùng. Đây là nhóm thuốc cần có BS kê toa, lạm dụng có thể gây ra đề kháng kháng sinh.

Rắn lục đuôi đỏ cắn, b.é t.rai 20 tháng t.uổi bị rối loạn đông m.áu nặng

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận b.é t.rai 20 tháng t.uổi, trú tại Trà Vinh bị rắn lục cắn gây rối loạn đông m.áu nặng.

ran luc duoi do can be trai 20 thang tuoi bi roi loan dong mau nang 64d 5767209

Bệnh nhi được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BVCC

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc bệnh viện, khai thác bệnh sử ghi nhận: Bé xuống nhà bếp chơi, thò tay lấy quả bóng ở góc bếp thì bị rắn cắn ở mu bàn tay phải gây chảy nhiều m.áu ở tay. Gia đình phát hiện, lấy gòn cầm m.áu và tức tốc đưa bé đến bệnh viện địa phương, sơ cứu cầm m.áu, truyền dịch rồi chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại đây, các bác sĩ trực ghi nhận bệnh nhi sưng bầm bàn tay phải, m.áu c.hảy thấm gạc, vẻ mặt lừ đừ, xét nghiệm biểu hiện rối loạn đông m.áu nặng, cùng với người nhà mang theo con rắn bắt được là rắn lục đuôi đỏ.

Các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn và xử trí truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ.

Kết quả, tình trạng bệnh nhi có cải thiện một phần sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn. Tuy nhiên, sau 24 giờ, bệnh nhi tiếp tục ra m.áu tại vết thương rắn cắn, bầm da rải rác, xét nghiệm chức năng đông m.áu vẫn còn nặng.

Bệnh nhi được điều trị truyền thêm huyết thanh kháng nọc rắn lục và điều trị oxy cao áp để phục hồi các ngón tay phải, không b.ị h.oại t.ử tháo khớp.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, mùa hè sắp đến, phụ huynh lưu ý phát quang xung quanh nhà tránh cho rắn, ong, côn trùng vào nhà tấn công trẻ. Luôn có người giữ trẻ nhỏ dưới 3 t.uổi vì có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc tại nhà như uống nhầm hóa chất, té xô ngạt nước, hóc dị vật, phỏng, điện giật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *