Người phụ nữ được thay khớp gối bằng titanium từ Đức chuyển về

Lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật thay khớp gối thì đầu trên cho một bệnh nhân vừa bị thoái hóa khớp gối, vừa bị tổn thương đa dây chằng do tai nạn giao thông.

Ngày 16-5, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết đơn vị vừa phẫu thuật thay khớp gối thành công cho bà N.T.K.C (62 t.uổi, ngụ Đồng Tháp) bị thoái hóa khớp gối trên nền một chấn thương cũ là đứt đa dây chằng do tai nạn giao thông. Đây là trường hợp thay khớp gối thì đầu, dạng bản lề lần đầu tiên được áp dụng thành công tại Việt Nam.

Bà C. cho biết cách đây 3 năm, sau một vụ tai nạn giao thông, bà bị trật khớp gối, tổn thương đa dây chằng. Bệnh nhân sau đó đã trải qua một quá trình điều trị kéo dài ở nhiều bệnh viện khác nhau tại TP HCM cũng như các tỉnh thành khác, nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bà C. được các bác sĩ tư vấn rõ về các tổn thương, lên phương án điều trị và phẫu thuật.

Để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, ê-kip bác sĩ đã sử dụng nhiều hình ảnh chụp chiếu khác nhau nhằm dựng hình toàn bộ khớp gối. Các hình ảnh và thông tin sau đó được gửi đến cho đối tác tại Đức để sản xuất một khớp gối bằng titanium được cá thể hóa, vừa vặn kích thước với khớp gối của bệnh nhân.

nguoi phu nu duoc thay khop goi bang titanium tu duc chuyen ve cc2 5769259

Các bác sĩ đã phải đặt khớp gối nhân tạo bằng titanium từ Đức chuyển về. Khớp gối được chế tạo vừa vặn kích thước với khớp gối của bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Sau khi khớp gối được vận chuyển về Việt Nam, ê-kip bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã trải qua 3 giờ đồng hồ phẫu thuật và thay khớp thành công cho bệnh nhân. Sau 10 ngày hậu phẫu, hiện tại bà C. đã có thể đi lại được và không còn bị đau ở khớp gối như trước.

nguoi phu nu duoc thay khop goi bang titanium tu duc chuyen ve 1f9 5769259

Sau 10 ngày phẫu thuật, bà C. có thể đi lại, tuy nhiên về lâu dài bà phải tập vật lý trị liệu mới có thể trở lại sinh hoạt bình thường. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Bác sĩ Trần Phước Bình, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: “Đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam phẫu thuật thay khớp gối thì đầu, dạng bản lề trên một bệnh nhân vừa bị thoái hóa khớp gối, vừa bị tổn thương 3 dây chằng. Thông thường, với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối và phải thay khớp gối thì đầu, các dây chằng vẫn còn nguyên. Nhưng với trường hợp này, các dây chằng đã bị tổn thương từ 3 năm trước và khớp gối đã rất lỏng lẻo, nên việc thay khớp gối trong trường hợp này là không đơn giản”.

Dự kiến, bệnh nhân sẽ được xuất viện vào ngày mai 17-5.

Tổn thương hay gặp ở khớp gối và cách chữa trị

Động tác chủ yếu của khớp gối là gập và duỗi, vì vậy khớp gối dễ bị tổn thương bởi những chấn thương từ hai bên hay từ phía trước hoặc do vặn xoay.

Tuy nhiên, nếu biết bảo vệ, bạn sẽ có khớp gối chắc khỏe và giữ được vẻ đẹp của hai đầu gối.

Một số tổn thương thường gặp

Trật khớp gối: Nếu chấn thương mạnh có thể bị trật khớp gối với các biểu hiện đau, không cử động được khớp gối, biến dạng khớp gối. Tổn thương có thể làm gãy xương, vỡ sụn, rách bao hoạt dịch, đứt rách dây chằng… Khi đó, bạn phải điều trị tại bệnh viện bằng cách nắn chỉnh, phẫu thuật phục hồi khớp và dùng thuốc giảm đau, chống viêm.

Viêm khớp: Có thể do các nguyên nhân chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn gây ra. Khớp gối bị sưng, nóng, đỏ đau, hạn chế vận động. Tùy nguyên nhân mà phải điều trị bằng thuốc chống viêm, kháng sinh…

ton thuong hay gap o khop goi va cach chua tri f53 5559594

Khớp gối dễ bị tổn thương bởi những chấn thương từ hai bên hay từ phía trước hoặc do vặn xoay.

Đau đầu gối: Sau một chấn thương đầu gối, người bệnh sẽ bị đau. Có khi người mô tả là đau buốt “đến tận tim”, hay đau “điếng người”. Dĩ nhiên là bạn phải xoa dầu và uống thuốc mới mong khỏi được sớm.

Lỏng khớp gối: Là một chấn thương hay gặp trong thể thao, khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng. Nhưng lúc mới chấn thương, do cơ đùi hỗ trợ nên chưa cảm nhận được bị lỏng gối. Thời gian sau cơ đùi bị teo không còn đủ sức gồng gánh cho dây chằng chéo trước, các dấu hiệu của lỏng gối mới xuất hiện.

Người bệnh sẽ cảm thấy chân bị yếu khi đi lại, khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị bệnh, đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ bị trẹo gối, cảm giác bất thường khi lên xuống cầu thang, khó điều khiển chân mình như ý muốn.

Thoái hóa khớp gối: Là tình trạng lão hóa của khớp. Ở người cao t.uổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… Mức độ lão hóa từng người có khác nhau, tùy thuộc điều kiện sống của mỗi người. 3 triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa khớp gối là đau khớp, sưng khớp và hạn chế cử động. Điều trị cần dùng các loại thuốc: giảm đau, chống viêm; bổ sung chất nhầy cho khớp; thuốc tăng dinh dưỡng sụn khớp như glucosamin; các thuốc bôi, xoa ngoài; các thuốc bổ gân, xương.

Chữa trị thế nào?

Do đầu gối chỉ được che phủ bằng một lớp da, thiếu sự bảo vệ của bắp cơ và mỡ, nên không được cung cấp đầy đủ nhiệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá của mùa đông. Vì vậy, cần giữ ấm cho đầu gối bằng cách mặc quần dài với chất liệu vải thun hay cotton dày, đi giầy tất để thường xuyên giữ ấm chân và đầu gối.

Để phòng tránh khớp gối bị xơ cứng, cần thường xuyên tập cử động bằng các động tác như đứng lên, ngồi xuống, xoay tròn khớp gối theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để đầu gối được tưới m.áu nuôi dưỡng đầy đủ, dịch khớp tiết đều đặn, giúp mọi hoạt động được nhịp nhàng. Buổi tối trước khi ngủ có thể tập động tác duỗi gấp gối bằng cách ngồi tựa lưng ghế, kê một cái gối mềm cao chừng 10-15cm dưới khoeo chân, tập duỗi thẳng chân rồi lại hạ cẳng chân xuống ở tư thế vuông góc với đùi từ 15-20 lần.

Trước khi luyện tập thể dục thể thao hay tập quân sự, nhất thiết phải tập khởi động toàn thân và khớp gối để khi vận động cơ thể nói chung và khớp gối nói riêng được trơn tru, thuận lợi. Không nên đá chân cao một cách đột ngột để tránh tổn thương khớp gối. Trong tập luyện một số môn thể thao dễ gây chấn thương, nên bó khớp gối bằng băng thun để bảo vệ.

Nên tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như: tránh ngồi gác chéo chân; bỏ thói quen ngồi xổm vì gập gối quá mức tạo lực ép rất lớn lên mặt sụn khớp và sụn bánh chè, mặt sụn dễ mòn, dập, sẽ thoái hóa sớm. Động tác quỳ gối hay tập cử tạ mà gánh tạ quá thấp cũng gây hại khớp gối nặng hơn ngồi xổm. Khuân vật nặng hay đứng lâu, khớp gối chịu lực không thẳng trục gây đau vùng trước gối và làm cho khớp gối nhanh bị thoái hóa.

Chỉ nên đi giày dép có đế rộng, độ cao vừa phải, khoảng 3cm. Nếu đi giày dép cao gót sẽ tăng áp lực lên khớp gối. Tránh thừa cân, vì thừa 1kg thì khớp gối phải chịu đựng sức nặng tăng gấp 5 lần. Nếu bạn bị dị dạng chi dưới như chân chữ O, chữ X cũng cần phẫu thuật chỉnh hình cho trục đầu gối được thẳng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *