Lời khuyên tập luyện cho người bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến gây đau khớp và có thể dẫn đến hạn chế khả năng vận động. Người bệnh cần tập thể dục để tăng sức mạnh và khả năng linh hoạt. Tuy nhiên, nếu không hiểu biết, tập luyện có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp, được phát hiện trên những bệnh nhân vảy nến. Có khoảng 30% bệnh nhân bị vảy nến da bị viêm khớp vảy nến. Đây là một loại viêm khớp mạn tính, có thể trở nên nặng hơn theo thời gian. Bệnh gây đau, sưng và cứng khớp, hạn chế vận động.

Hiện không có cách chữa trị triệt để cho căn bệnh này. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục, có thể giúp cải thiện các triệu chứng, nâng cao chất lượng sống.

Sau đây là một số hình thức tập luyện thể chất tốt nhất có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến viêm khớp vảy nến.

Thái cực quyền

Thái cực quyền là một hình thức tập luyện nhẹ nhàng phù hợp với người mắc viêm khớp vảy nến. Nó tập trung vào hơi thở, chuyển động nhẹ nhàng và thiền định. Những động tác tập vừa phải mang lại những lợi ích cho sức khỏe như cải thiện sức bền và giúp giảm cân. Tập thái cực quyền cũng có thể giúp giảm đau và cứng khớp đồng thời cải thiện phạm vi chuyển động.

Một nghiên cứu năm 2016 đã so sánh thái cực quyền với vật lý trị liệu cho những người bị viêm xương khớp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thái cực quyền giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và chứng trầm cảm liên quan đến viêm khớp.

Yoga

Lợi ích của yoga bao gồm cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt. Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2014, yoga cũng có thể giúp tăng ngưỡng đau. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên tập yoga có khả năng chịu đau cao gấp đôi so với những người không tập yoga.

loi khuyen tap luyen cho nguoi benh viem khop vay nen be2 5765567

Yoga giúp người bệnh viêm khớp vảy nến giảm đau và trở nên linh hoạt hơn.

Đi bộ

Đi bộ là một hoạt động thể chất có tác động thấp, có thể giúp ích cho những người bị viêm khớp vảy nến. Đi bộ có thể giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện khả năng vận động của khớp và giúp tập luyện tim mạch một cách nhẹ nhàng.

Nếu viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến đầu gối, bàn chân hoặc mắt cá chân, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc chèn giày bằng miếng lót chuyên dụng hoặc các dụng cụ hỗ trợ đi bộ khác để giảm căng thẳng cho các khớp bị ảnh hưởng.

Bơi lội

Bơi lội giúp rèn luyện sức khỏe toàn thân. Bơi có thể cải thiện độ cứng khớp và làm thư giãn các cơ. Bơi lội cũng có tác động thấp, có nghĩa là người bệnh có thể tập luyện mà không gây căng thẳng cho các khớp. Người bệnh có thể bơi, đi bộ dưới nước, tập aerobic dưới nước đều có tác dụng tốt với bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, người viêm khớp vảy nến nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bước chăm sóc da trước, trong và sau khi bơi lội.

loi khuyen tap luyen cho nguoi benh viem khop vay nen ec5 5765567

Bơi lội tốt cho ngươi bệnh khớp nói chung và bệnh viêm khớp vảy nến nói riêng.

Đạp xe

Đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho những người muốn có một sức khỏe tốt và đây cũng là lựa chọn tốt với người đang sống chung với bệnh viêm khớp vảy nến. Đạp xe được coi là hoạt động ít tác động tới vùng khớp, giảm nguy cơ chấn thương hoặc ảnh hưởng quá nhiều tới một cơ hay khớp cụ thể. Người tập nên luân phiên giữa đạp xe và các bài tập aerobic ít tác động lên khớp khác như đi bộ và bơi lội.

Tập luyện với tạ

Nâng tạ có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ các khớp chắc khỏe. Nếu sức khỏe cho phép, người bệnh nên có kế hoạch tập luyện với tạ 2-3 lần mỗi tuần. Khi tập có thể sử dụng đai hỗ trợ nếu khớp bị đau. Dùng đai giúp hỗ trợ cơ bắp trong lúc tập luyện mà không gây áp lực quá mức lên khớp.

Bài tập nào nên tránh?

Một số bài tập có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm khớp vảy nến. Ví dụ, các bài tập gây áp lực lên các khớp có thể dẫn đến đau hoặc cứng khớp. Các bài tập này bao gồm chạy, luyện tập cường độ cao hoặc chơi các môn như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, cầu lông. Nên ngừng thực hiện bất kỳ bài tập nào khiến các triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến trở nên trầm trọng hơn và nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên (nếu bạn tập tại phòng tập) hoặc bác sĩ trị liệu.

Mẹo chăm sóc

Viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến bàn tay và bàn chân, sưng đau, gây cứng khớp. Để giúp giảm đau ở những vùng này, đặc biệt là khi tập thể dục, người bệnh nên chăm sóc tốt bàn tay và bàn chân trước hoặc sau khi tập thể dục.

Có thể sử dụng dụng cụ để mát-xa cổ tay và gan bàn chân. Mang găng tay để tránh chấn thương. Khởi động kỹ, xoa bóp các khớp cho mềm. Dành khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi tập thể dục và khi đi bộ đường dài. Nếu bị sưng đau có thể áp dụng chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm sưng hoặc đau.

Thường xuyên tập kéo giãn bàn chân và chân. Sử dụng miếng lót giày để giúp giảm đau khi đi bộ. Mua giày dép phù hợp với việc tập luyện để có tác dụng hỗ trợ, ổn định và không làm chấn thương hay phồng rộp ở chân. Có thể ngâm tay và chân vào nước ấm trong thời gian ngắn để giảm đau khớp và sử dụng kem dưỡng ẩm sau đó để da không bị khô.

Tóm lại, người bệnh viêm khớp vảy nến chỉ nên tập thể dục ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thể dục sẽ giúp giảm bớt chứng viêm và cứng khớp. Tuy nhiên, những người bị viêm khớp vảy nến nên tránh bất kỳ bài tập nào gây thêm áp lực cho khớp. Nếu tập luyện gây đau cho khớp, tốt nhất nên ngừng tập và tham vấn bác sĩ điều trị.

Thuốc giảm đau như “con dao hai lưỡi”, dùng sao cho an toàn?

Thuốc giảm đau, kể cả kê đơn lẫn không kê đơn, được nhiều người ưa dùng vì nó có tác dụng tức thì nhưng nếu lạm dụng có thể gây nguy hiểm.

Đối với nhiều người, thuốc giảm đau được xem là thần dược vì nó làm cho con người dễ chịu, dịu đi những cơn đau như đau khớp, đau đầu, đau bụng. Trên thực tế, loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả đi kèm với sự an toàn khi được sử dụng đúng cách và theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách có thể gây ra cho cơ thể những hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc và thậm chí có thể dẫn tới t.ử v.ong.

Thuốc giảm đau OTC (tức không kê đơn) có hai loại chính là acetaminophen (như Tylenol) và NSAID (thuốc kháng viêm non steroid). Nhóm NSAID không cần kê đơn có aspirin, ibuprofen (Motrin và Advil) và naproxen (Aleve), đôi khi NSAID cũng được bán theo đơn của bác sĩ.

Làm sao để sử dụng thuốc giảm đau an toàn?

Đối với nhóm người khỏe mạnh nếu khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng, nhìn chung rủi ro đối với loại thuốc nàu tương đối nhỏ. Nếu dùng thuốc thường xuyên, bạn cần lưu ý lựa chọn hai thành phần thuốc này phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau, t.iền sử bệnh tật và cơ địa.

Trước tiên bạn nên dùng liều thấp nhất với thời gian hiệu quả ngắn nhất, bất kể là thuốc giảm đau nào. Acetaminophen được xem là an toàn nhất cho đường ruột, mặc dù mức giảm đau, giảm viêm kém hơn các loại thuốc khác, riêng Celebrex chỉ nên xem như một phương sách cuối cùng. Không nên dùng thuốc quá liều trong thời gian trên 10 ngày, trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

thuoc giam dau nhu con dao hai luoi dung sao cho an toan 1d5 5691300

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng aspirin nhằm giảm thiểu rủi ro tăng bệnh ung thư ruột kết. Không nên dùng thuốc này trước 8 giờ và sau nửa giờ sau khi uống aspirin liều thấp vì Ibuprofen có thể ức chế chặn tác dụng chống đông m.áu của aspirin.

NSAID và SSRI là nhóm thuốc giảm đau rất dễ tương tác với các loại thuốc giảm đau khác, nên những người mắc bệnh trầm cảm dùng NSAID thì hiệu quả giảm tới 25% so với các loại thuốc chống trầm cảm có tên SSRI (chất ức chế chọn lọc serotonin), như Prozac và Paxil. Ngoài ra việc kết hợp các thuốc SSRI và NSAID có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, trong trường hợp này acetaminophen được xem là lựa chọn tốt cho nhóm người dùng SSRI.

thuoc giam dau nhu con dao hai luoi dung sao cho an toan d8b 5691300

Dù bị đau như thế nào thì tốt nhất bạn hãy thử dùng liệu pháp không dùng thuốc giảm đau để trị chứng đau mãn tính. Ví dụ như đối với bệnh nhân viêm khớp hoặc đau lưng, nên thay thuốc giảm dau dài kỳ bằng liệu pháp vật lý trị liệu, tập thể dục, giảm cân, và liệu pháp nóng hoặc lạnh.

Nhìn chung khi muốn sử dụng thuốc giảm đau bạn nên cân nhắc giữa cái được và mất khi dùng nhóm dược phẩm này, đặc biệt là nhóm người mắc bệnh tim và có nguy cơ mắc bệnh tim cao, tăng huyết áp không kiểm soát hoặc nhóm người nghiện rượu nặng, t.rẻ e.m, phụ nữ có thai và cho con bú, người cao t.uổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *