Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, những chuyến đi biển mùa hè có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Du khách tắm biển, đeo khẩu trang ở Vũng Tàu – ẢNH:NGUYỄN LONG
Theo đó, các chuyên gia của Đài CNN đã gợi ý một vài mẹo giúp mọi người hạn chế nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 (chủng vi rút gây ra đại dịch Covid-19) khi đi biển.
Cụ thể, tiến sĩ – bác sĩ Leana Wen (thuộc Trường Y tế công cộng Milken, Đại học George Washington, Mỹ) cho biết các bãi biển trông khá an toàn vì là không gian mở, tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo hoàn toàn không có rủi ro.
Đồng quan điểm, tiến sĩ – bác sĩ Ada Stewart, Chủ tịch Học viện Bác sĩ gia đình Mỹ, chia sẻ dù chưa có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 lây lan trong nước, nhưng việc tiếp xúc đông người dù trong một không gian rộng cũng có rủi ro lây bệnh. Do đó, mọi người nếu có đi biển thì nên ưu tiên các bãi biển vắng vẻ hoặc khu nghỉ dưỡng riêng tư.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng khuyến cáo trước và trong chuyến đi, mọi người cần thường xuyên cập nhật diễn biến của dịch Covid-19 tại địa phương và quốc gia của mình. Khi đến bãi biển, phải luôn giữ khoảng cách ít nhất 2 m với người lạ, hạn chế dùng những không gian công cộng như phòng tắm hay nhà vệ sinh.
Ngoài ra, luôn đeo khẩu trang và mang thêm để dự phòng cho trường hợp khi chúng bị ướt, cần phải thay ngay. Theo CDC Mỹ, khẩu trang thấm nước không chỉ gây khó thở mà còn ảnh hưởng đến khả năng ngăn chặn các nguồn lây nhiễm bệnh.
Bộ Y tế: “Chúng tôi rửa tay vì bạn, bạn hãy rửa tay vì cộng đồng”
Thông điệp được Bộ Y tế phát đi trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khi xuất hiện các biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh.
Hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5, và trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp hiện nay, ngày 10/5 Bộ Y tế đã phát động Tháng hành động hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới với chủ đề “Vì một Việt Nam sạch khuẩn từ đôi tay”.
Hoạt động nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc giữ sạch đôi tay qua thông điệp kêu gọi “Chúng tôi rửa tay vì bạn, bạn hãy rửa tay vì cộng đồng”, góp phần thực hiện triệt để yêu cầu 5K của Bộ Y tế.
Giữa bối cảnh dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp khi xuất hiện các biến chủng mới có khả năng hạn chế vai trò của vắc xin và có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng cũ hiện nay, việc đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao ý thức giữ tay sạch khuẩn không chỉ gói gọn trong đội ngũ nhân viên y tế, mà cần được mở rộng ra cộng đồng. Nếu các cán bộ y tế rửa tay sạch khuẩn để bảo vệ sức khỏe cho những người dân được họ chăm sóc y tế, thì người dân cũng cần có ý thức rửa tay sạch khuẩn để góp phần bảo vệ sức khỏe cho chính họ và cả cộng đồng.
“Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, chúng tôi kêu gọi các đồng nghiệp của chúng tôi ở mọi nơi trên tổ quốc, những thiên thần áo trắng đang ngày đêm vì sức khỏe cộng đồng, những người ở tuyến đầu phòng, chống dịch, có những giây phút ngắn ngủi giải lao giữa giờ làm sẽ chia sẻ những hình ảnh đẹp khuyến cáo cộng đồng thường xuyên vệ sinh tay và thực hiện nghiêm thông điệp 5K”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kêu gọi.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế, trong bối cảnh hiện nay có thể có những “ổ bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, chưa diệt được hẳn”, việc thực hiện nghiêm thông điệp 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế) có vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh.
“Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng. Cùng với đó, chiến lược phát hiện sớm, truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả của Việt Nam vẫn chính xác, ổn định, cần tiếp tục duy trì”, TS Phu khẳng định.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có 16 triệu bệnh nhân t.ử v.ong và hàng trăm triệu bệnh nhân khác bị ảnh hưởng vì nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế. Hơn 50% trong số các ca nhiễm khuẩn này đều có thể được dự phòng nếu nhân viên y tế vệ sinh tay đúng cách. Đây cũng là biện pháp đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém nhất trong phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
Do đó, từ năm 2009, WHO đã lấy ngày 5/5 hàng năm làm Ngày Vệ sinh tay Thế giới nhằm khuyến khích mọi người tăng cường tuân thủ vệ sinh tay trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, từ đó bảo vệ nhân viên y tế và người bệnh khỏi bị n.hiễm t.rùng.