Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nicotine & Tobacco Research (tạm dịch: Nghiên cứu nicotine và t.huốc l.á) cảnh báo việc hút thuốc lá thụ động (tức chỉ hít khói thuốc từ người khác mà không hút trực tiếp) có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng suy tim, chuyên trang MedicineNet đưa tin.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cụ thể, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Y khoa Wake Forest (Mỹ) đã phân tích thông tin sức khỏe của hơn 11.000 người không hút thuốc (độ t.uổi trung bình là 48), được ghi nhận từ năm 1988 – 1994.
Kết quả cho thấy những người không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị suy tim cao hơn 35% so với nhóm không tiếp xúc.
Ngoài ra, mối liên hệ giữa hút t.huốc l.á thụ động và chứng suy tim biểu hiện rõ ràng hơn ở nam giới và nhóm người từng bị đau tim hay đột quỵ.
Người đứng đầu nghiên cứu, tiến sĩ – bác sĩ Travis Skipina, cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên làm rõ được chúng còn có mối liên quan với chứng suy tim, một căn bệnh kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm và tốn kém khi điều trị”.
8/10 người đột quỵ đều bị tăng huyết áp, bác sĩ chỉ cách kiểm soát huyết áp vào mùa Đông
Bệnh tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nguy cơ đột quỵ và suy tim. Vào mùa Đông, tăng huyết áp dễ xảy ra do nhiệt độ thấp, dung lượng m.áu tăng. Cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có đến 8 người bị tăng huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở t.uổi trung niên, tuy nhiên ngày nay căn bệnh này trở nên phổ biến và ngày càng trẻ hóa.
Tăng huyết áp dễ xảy ra vào mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sinh ra phản ứng giảm bớt sự tỏa nhiệt, cho nên các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Cũng do nhiệt độ thấp nen mồ hôi ra ít, dung lượng m.áu trong cơ thể cũng tăng.
Khi mạch m.áu bị co lại dẫn đến huyết áp tăng, co thắt các mạch vành. Tuy nhiên đa số những người bị tăng huyết áp đều không nhận ra các triệu chứng do chúng diễn biến âm thầm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị đau tức ngực khi cơ thể không được giữ ấm, đối với sức khỏe người cao t.uổi vào mùa đông cần giữ ấm mọi bộ phận trên cơ thể, nếu không sẽ dễ bị tê bì tay chân, huyết áp tăng, đau tức ngực.
1. Huyết áp tăng là bao nhiêu?
Huyết áp mục tiêu (huyết áp chuẩn nhất) là 120/80mmHg. Tăng huyết áp là trường hợp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
Ở người cao t.uổi có thể gặp hình thái tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nghĩa là huyết tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn nhỏ hơn 90mmHg.
Mặc dù huyết áp có thể lên xuống trong những điều kiện khách quan hoặc do bệnh lý, tuy nhiên để xác định một người có bị tăng huyết áp hay không không phụ thuộc vào kết quả của một lần đo, mà cần đo nhiều lần trong ngày. Do vậy trước khi kiểm tra huyết áp, bạn cần tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc, không uống cà phê trong 30 phút trước khi khám, đồng thời giữ tinh thần thoải mái trước khi vào đo.
Huyết áp mục tiêu (huyết áp chuẩn nhất) là 120/80mmHg (Ảnh: Internet)
2. Các thời điểm huyết áp tăng trong ngày
Thông thường, huyết áp của con người tăng vào 9h sáng và 18h tối. Mặc dù huyết áp tăng cao hay xuống thấp đều phụ thuộc vào tinh thần, thể trạng. Thông thường khi ngủ, huyết áp của người hạ xuống thấp nhất, sáng sớm tăng cao và đạt đỉnh vào lúc 9h.
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu thế giới, mỗi năm cướp đi sinh mạng của 7 triệu người, những người bị tăng huyết áp thường phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi m.áu cơ tim và phổ biến nhất là đột quỵ.
3. Cứ 10 người bị đột quỵ thì có 8 người mắc bệnh tăng huyết áp
Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam, 8/10 người bị đột quỵ lần đầu đều bị tăng huyết áp. Như vậy có thể thấy, tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết với đột quỵ – căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, cao điểm mùa hè hoặc cao điểm mùa lạnh.
Không chỉ gây ra đột quỵ, tăng huyết áp còn gây nhồi m.áu cơ tim, suy tim, xơ vữa động mạch, suy thận…Tuy nhiên, căn bệnh này diễn tiến thầm lặng, ít người có biểu hiện rõ nhưng biến chứng để lại rất nặng nề.
Theo thống kê của WHO, có tới 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và điều trị, cho nên những người này thường chủ quan, mắc bệnh mà không biết.
Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam, 8/10 người bị đột quỵ lần đầu đều bị tăng huyết áp (Ảnh: Internet)
4. Các biểu hiện của tăng huyết áp
Đa phần người bị tăng huyết áp đều không cảm nhận được các triệu chứng trong thời gian đầu. Tuy nhiên một số biểu hiện thường gặp có thể như: nhức đầu, chóng măt, ù tai, mất ngủ nhẹ, hoa mắt, hoa mắt khi đổi tư thế hoặc ngồi im một chỗ.
Tăng huyết áp nguy hiểm, cho nên các chuyên gia tim mạch luôn khuyên mọi người cần kiểm soát ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu phòng ngừa và điều trị tốt có thể giảm đáng kể rủi ro biến chứng tim mạch. Khoa học đã chứng minh, nếu giảm 2mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 7% nguy cơ t.ử v.ong do bệnh mạch vành, đồng thời giảm 10% nguy cơ t.ử v.ong do đột quỵ…
Đa phần người bị tăng huyết áp đều không cảm nhận được các triệu chứng trong thời gian đầu (Ảnh: Internet)
5. Cách kiểm soát huyết áp trong mùa đông
Mùa Đông là thời điểm dễ gia tăng nguy cơ rối loạn huyết áp, tăng huyết áp đột ngột, do vậy cần thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát huyết áp vào mùa Đông như sau:
– Mặc ấm, giữ ấm các bộ phận trên cơ thể đặc biệt là đầu, cổ, bàn chân
– Hạn chế ra đường khi trời quá lạnh
– Làm việc tại những nơi kín gió, nếu làm việc ngoài trời cần giữ ấm đầu cổ và uống nhiều nước ấm
– Đảm bảo không gian sống thông thoáng nhưng tránh gió lùa
– Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim
– Không nên thức dậy quá sớm hoặc ra đường vào đêm muộn. Khi thức dậy sớm, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, mạch m.áu kém đàn hồi, khí huyết kém lưu thông. Nếu dậy sớm, cần mặc ấm và ngồi trên giường 3-5 phút trước khi vận động.
Chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp kiểm soát huyết áp rất tốt, cụ thể:
– Kiểm soát chế độ ăn bằng cách ăn nhạt, trong ngưỡng 5g muối/ngày với người trưởng thành.
– Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa, ăn nhiều các loại hạt và đậu
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là các loại trái cây có múi
– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều cholesterol và các loại nội tạng
– Hạn chế ăn thực phẩm lên men hoặc nhiều muối
– Không ăn quá nhiều chất đường, chất béo, đồ ngọt… vì chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng m.áu trong cơ thể tăng theo.
Ngay cả người khỏe mạnh cũng nên vận động trong mùa đông, việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp m.áu được lưu thông tốt hơn, tim hoạt động tốt hơn, tăng cường trao đổi chất. Đối với người bị vấn đề về huyết áp và có nguy cơ cao bị tăng huyết áp cần lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng. Theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên để dự phòng những bất thường có thể xảy ra.