Nghiên cứu trên vừa được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Tiến sĩ – bác sĩ Pakaj Arora, chuyên gia về bệnh tim mạch tại Đại học Alabama (Mỹ), cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã phân tích hồ sơ sức khỏe của hơn 12.000 bệnh nhi Covid-19 trên khắp nước Mỹ.
Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy khoảng 81% t.rẻ e.m trong cuộc nghiên cứu này không sốt dù đã mắc Covid-19 và hơn 3/4 bệnh nhi hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng điển hình nào như sốt, ho hay khó thở.
“Các công cụ và quy trình rà soát Covid-19 bình thường như kiểm tra nhiệt độ có thể kém hiệu quả với t.rẻ e.m”, báo cáo kết quả nghiên cứu ghi nhận.
Do đó, các chuyên gia lưu ý mọi người cần tăng cường cảnh giác, sàng lọc và xét nghiệm thường xuyên cho trẻ từ các hộ gia đình có nguy cơ mắc Covid-19 cao.
Trưa 15.5: Thêm 16 ca Covid-19 ở Hà Nội, Điện Biên và 4 tỉnh
5 bài thuốc chữa chứng lây nhiễm qua đường hô hấp (ôn dịch)
Thực tế cho thấy chứng “ôn dịch” trong Y học cổ truyền (YHCT) tương đồng với bệnh Covid-19. Người bệnh đều có triệu chứng như sốt, ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi…
Việc điều trị chủ yếu giảm các triệu chứng, cũng như bệnh lý kèm theo và tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống lây nhiễm cho cộng đồng.
Hiện nay “ôn bệnh” cũng như Covid-19 chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu chữa các triệu chứng viêm long đường hô hấp và phòng trị bệnh nền kèm theo, tăng cường sức khỏe sức đề kháng. Nhiều thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm chữa “ôn bệnh” cho rằng bệnh Covid-19 cũng thuộc một loại “ôn dịch” trong Đông y.
Nếu được tham gia hổ trợ cùng với Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị Covid-19, nên dùng bài thuốc chữa “phong ôn”, “xuân ôn” trong YHCT để chữa trị triệu chứng bệnh nền kèm theo chứng Covid-19. Sau đây là một số cổ phương phòng trị “ôn bệnh”, “ôn dịch” đồng thời tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Bài 1 – Ngân kiều thang gia giảm: kim ngân hoa 30g, liên kiều 30g, cát cánh 20g, trúc diệp 20g, hoa kinh giới 14g, đạm đậu xị 20g, ngưu bàng tử 14g, bạc hà 12g cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1-2 thang; t.rẻ e.m giảm liều một nửa.
Kim ngân hoa là vị thuốc trong bài “Ngân kiều thang gia giảm” trị “ôn bệnh” viêm đường hô hấp trên, biểu hiện mới nhiễm đã sốt cao, ho, đau họng, mạch phù sác…
Tác dụng: tân lương, thấu biểu, thanh nhiệt, giải độc, tuyên phế giảm ho. Trị “ôn bệnh” viêm đường hô hấp trên, biểu hiện mới nhiễm đã sốt cao, ho, đau họng, mạch phù sác (tà ở phần vệ, khí).
Gia giảm: nếu người bệnh sốt cao, bội kim ngân hoa, liên kiều; ho khan khó thở, gia xuyên bối mẫu; ho khan đờm vàng, gia chi tử, hoàng cầm; đại tiện táo, gia hạnh nhân; miệng khát, gia thiên hoa phấn, mạch môn; họng sưng đau, gia bồ công anh, cát cánh.
Kiêng kỵ: không dùng cho chứng “ôn bệnh” giai đoạn hết sốt, khí hư lạnh nhiều, vị tràng yếu đang bị tiêu chảy.
Bài 2 – Tang cúc ẩm gia giảm: tang diệp 18g, cúc hoa 16g, hạnh nhân14g, liên kiều 14g, cát cánh 14g, lô căn 16g, bạc hà 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1-2 thang; trẻ nhỏ giảm liều một nửa.
Tang diệp (lá dâu) là vị thuốc trong bài “Tang cúc ẩm gia giảm” trị “ôn bệnh” viêm đường hô hấp trên, biểu hiện ho khan, sốt nhẹ khi mới bệnh (tà ở phần vệ khí).
Tác dụng: sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm, thông phế cầm ho. Trị “ôn bệnh” viêm đường hô hấp trên, biểu hiện ho khan, sốt nhẹ khi mới bệnh (tà ở phần vệ khí).
Gia giảm: nếu ho tức ngực, khó thở, gia xuyên bối mẫu, tang bạch bì, hoàng cầm; ho đờm nhiều, gia t.iền hồ, ngưu bàng tử; miệng khô khát, gia mạch môn, thiên hoa phấn, thạch hộc; họng sưng đau, gia kim ngân, cát cánh.
Kiêng kỵ: không dùng cho chứng phế hàn ho đàm loãng, vị tràng yếu đang bị tiêu chảy.
Bài 3 – Tả bạch tán gia giảm: tang bạch bì 18g, hoàng cầm 14g, cát cánh 14g, bạch linh 16g, xuyên bối mẫu16g, mạch môn 16g, địa cốt bì 14g, tri mẫu 14g, bạc hà 12g, cam thảo 6g, đại táo 18g, sinh khương 6g. Sắc uống ngày 1 -2 thang; t.rẻ e.m giảm liều một nửa.
Tác dụng: thanh tả phế nhiệt, bình suyễn, chỉ khái. Trị chứng ho khan, ho cơn, tức ngực, sốt đờm vàng, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, t.rẻ e.m ho sốt đàm vàng kéo dài đã dùng nhiều ngày kháng sinh không khỏi.
Gia giảm: nếu ho đàm tức ngực sườn, sốt, gia chi tử, qua lâu nhân, trần bì; bỏ bạc hà, địa cốt bì (là bài “Thanh phế hóa đàm thang”). Tác dụng: thanh can, tả phế hỏa, tiêu đàm, nhuận phế. Chữa chứng ho tức ngực sườn, miệng đắng. Nếu ho khan, đại tiện táo, gia đại hoàng, liên kiều, trúc diệp, tang diệp để thanh giải tích nhiệt ở thượng tiêu và trung tiêu.
Kiêng kỵ: không dùng cho chứng “ôn bệnh” giai đoạn hết sốt sợ lạnh nhiều, vị tràng yếu đang bị tiêu chảy.
Bài 4 – Trúc diệp thạch cao thang gia giảm: trúc diệp 20g, thạch cao 40g, mạch môn 20g, nhân sâm 14g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, gạo tẻ 40g. Sắc uống ngày 1-2 thang; t.rẻ e.m giảm liều một nửa.
Thạch cao là vị thuốc trong bài “Trúc diệp thạch cao thang gia giảm” trị sốt kéo dài miệng khô khát, nóng bứt rứt về đêm do tà nhập vào sâu (tà ở phần doanh huyết).
Tác dụng: ích khí dưỡng âm, giáng nghịch. Trị chứng sốt ho lâu ngày âm hư, khí huyết suy yếu, mà nhiệt tà còn lưu lại. Hoặc sốt kéo dài miệng khô khát, nóng bứt rứt về đêm do tà nhập vào sâu (tà ở phần doanh huyết).
Gia giảm: nếu đau mỏi cơ gia cát căn, sài hồ; ho khó thở gia xuyên bối mẫu, tang bạch bì… Cầu táo gia hạnh nhân. Ho đàm vàng gia hoàng cầm, tang bạch bì. Khát nhiều gia thiên hoa phấn, thạch hộc. Họng sưng đau gia cát cánh, kim ngân hoa, liên kiều.
Kiêng kỵ: không dùng cho chứng sốt ho tức ngực bệnh mới nhiễm “tà khí ở phần Vệ khí.”
Bài 5 – Thập toàn đạị bổ gia giảm: thục địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, bạch thược 14g, nhân sâm 14g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hoàng kỳ 16g, nhục quế 6g, chích thảo 6g. Làm hoàn hoặc sắc uống.
Đương quy là vị thuốc trong bài “Thập toàn đại bổ gia giảm” trị ôn bệnh khi sốt đã lui, người mệt mỏi suy nhược, ăn uống kém (chính khí hư yếu).
Tác dụng: Đại bổ khí huyết. Trị suy nhược cơ thể sau khi ốm dậy, người còn mệt mỏi rã rời, n uống không ngon, hay đổ mồ hôi, chân tay lạnh, người dễ nóng dễ lạnh (sốt đã lui người còn mệt mỏi, chính khí hư yếu).
Gia giảm: nếu người vốn có bệnh tim mạch, gia: mạch môn, viễn chí, táo nhân, trần bì; bỏ xuyên khung (là bài Dưỡng vinh thang). Tác dụng bổ ích khí huyết, dưỡng tâm, an thần… Bài này thích hợp cho người cao t.uổi, người thể lực yếu, vốn có bệnh tim mạch, hoặc sau khi viêm nhiễm đường hô hấp vẫn ho thở mệt kéo dài, ăn ngủ không ngon, người nhức mỏi. Bài này có dùng trước để phòng bệnh cho người vốn yếu có bệnh tim mạch hay khó thở.
Nếu người mập mà yếu, người gầy hay nóng bứt rứt, gia hoàng cầm, tục đoạn, sa nhân; bỏ nhục quế. Tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ, thanh hỏa, an thai… Thích hợp với người hệ miễn dịch yếu, hay mỏi mệt; phụ nữ có thai, hư nhươc, dễ hư thai sinh non.
Nếu người vốn có bênh đái tháo dường hay mệt mỏi ăn ngủ kém: gia hoài sơn, mạch môn, ngũ vị tử, sơn tra, trần bì; bỏ nhục quế, xuyên khung. Tác dụng bổ khí sinh huyết, kiện tỳ tiêu trệ, sinh tân dịch… Bài này tăng cường sức khỏe ổn định đường huyết cho người tiểu đường hư nhược, tốt với người đái tháo đường lâu ngày hay mệt mỏi.
Kiêng kỵ: khồng dùng cho người mới nhiễm bệnh, đang ho, sốt cao (tà khí ở phần vệ, phần khí).
Trên đây là một số cổ phương không chỉ điều trị “ôn bệnh”, “ôn dịch” mà còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh Covid-19, có thể dùng trước để tăng cường thể lực, sức đề kháng phòng chống bệnh lây nhiễm cho những người già yếu, người vốn mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, phụ nữ có thai cũng như t.rẻ e.m rất an toàn hiệu quả hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên để an toàn tuyệt đối, phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Bộ Y Tế. Thuốc Đông y nên hỗ trợ trị các bệnh Covid-19 thể nhẹ, bệnh nhân nặng phải được chữa trị bằng YHHĐ, hoặc phối hợp cả YHCT và YHHĐ càng hiệu quả.