Không thể phủ nhận, trà là một đồ uống lành mạnh, mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết uống trà đúng cách, tránh những sai lầm dưới đây.
Bạn cần biết uống trà đúng cách. Đồ hoạ: Vy Vy
1. Thêm quá nhiều đường
Thêm một chút đường hay mật ong vào trà sẽ không gây hại cho bạn về lâu dài. Tuy nhiên, nếu bạn thêm quá nhiều đồ ngọt vào cốc của mình, trà của bạn có thể dễ dàng chuyển từ lành mạnh sang không tốt cho sức khỏe.
Cách tốt nhất để trà tốt cho sức khoẻ của bạn là uống trà nguyên chất.
2. L ạm dụng quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo là những chất được sử dụng thay cho đường mía để làm ngọt các loại thực phẩm và đồ uống. Nhiều người lựa chọn các chất làm ngọt nhân tạo để cho vào trà nhằm giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
Thế nhưng, FDA khuyến cáo rằng, bạn nên hạn chế sử dụng chất làm ngọt nhân tạo. Trong trường hợp bạn vẫn muốn trà có vị ngọt, bạn cần đảm bảo duy trì mức tiêu thụ đúng theo hướng dẫn của FDA .
3. Thêm quá nhiều kem
Kem hoặc sữa là một chất phụ gia phổ biến cho một tách trà. Tương tự như lượng đường, bạn vẫn có thể thêm một chút kem vào trà của mình, nhưng hãy sử dụng một lượng vừa phải, đúng theo các khuyến cáo về sức khoẻ.
4. Trà đóng chai
Mặc dù có một số loại trà đóng chai tốt cho sức khỏe, nhưng một số khác chứa một lượng đường rất lớn. Vậy nên, nếu bạn muốn mua một chai trà từ cửa hàng, hãy nhớ kiểm tra thành phần dinh dưỡng.
5. Trà ngâm quá lâu
Khi bạn uống 30ml trà, lượng caffeine trung bình bạn sẽ nhận được dao động từ 20 đến 40 miligam. Tuy nhiên, nếu bạn ngâm trà quá lâu, lượng caffeine trong cốc của bạn có thể tăng lên đáng kể. Vì vậy, hãy đảm bảo thời gian bạn ngâm trà để cơ thể không hấp thụ quá nhiều caffein.
Uống 8 muỗng thực phẩm bổ sung rồi tập gym, chàng trai bị phù não
Trước khi tập gym, một chàng thanh niên 25 t.uổi ở Mỹ đã uống 8 muỗng thực phẩm bổ sung. Hậu quả khiến cậu phải nhập viện do phù não và xuất huyết não.
Chàng trai đã nhập viện do phù não, xuất huyết não sau khi nạp 8 muỗng thực phẩm bổ sung cùng lúc – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tên của chàng trai không được tiết lộ. Ca bệnh của anh được chia sẻ trên kênh YouTuber của bác sĩ Bernard Hsu ở thành phố Philadelphia (Mỹ), theo Men’s Health.
Trong video chia sẻ, bác sĩ Hsu gọi chàng trai này là JA. Trước khi đến phòng tập gym, anh JA đã nạp đến 8 muỗng bột bổ sung, loại dành để uống trước khi tập gym. Tuy nhiên, anh không pha với nước mà cho bột vào miệng rồi nhai nuốt. Đây đang là xu hướng dùng bột bổ sung mới xuất hiện ở Mỹ.
Dùng bột bổ sung mà không cần pha với nước rõ ràng là sai phương pháp nhưng anh JA vẫn thực hiện, bác sĩ Hsu cho biết.
Anh JA có dùng TikTok. Anh ăn 8 muỗng bột bổ sung để quay video đăng lên tài khoản TikTok có 100.000 người theo dõi của mình. Tuy nhiên, hậu quả sau đó rất nặng nề.
Anh JA đến phòng gym và bắt đầu cảm thấy không khỏe. Số lượng 8 muỗng bột bổ sung trước khi tập chứa một lượng lớn caffeine, creatine và nhiều chất tăng lực khác.
Chàng trai bắt đầu cảm thấy đổ mồ hôi nhiều, bồn chồn, tim đ.ập nhanh, mắt trợn tròn và đau nhức đầu. Dù vậy anh vẫn tiếp tục nâng tạ nặng. Cuối cùng, người nhà phải đưa JA đến bệnh viện trong tình trạng huyết áp tăng cao, tim đ.ập nhanh bất thường.
Đặc biệt, một đồng tử của JA giãn nở lớn hơn bên còn lại. Đây là dấu hiệu bất thường ở não vì mắt được não điều khiển.
Bác sĩ không hề biết JA đã nạp một lượng lớn bột bổ sung cho đến khi người nhà xem video trên TikTok của anh và thông báo cho bác sĩ. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy Ja bị phù não và xuất huyết não.
Để giảm áp lực nội sọ, các bác sĩ phải phẫu thuật cắt tháo bớt một phần sọ cho JA. May mắn là khi được điều trị, tình trạng của JA đã cải thiện. Ngoài ra, việc JA còn trẻ cũng góp phần giúp anh vượt qua cơn nguy kịch. Sau vài tháng điều trị, sức khỏe của anh JA đang dần phục hồi.
Bác sĩ Hsu cảnh báo nếu uống bột bổ sung trước khi tập thì cần pha với nước chứ không nên cho trực tiếp vào miệng. Ông cũng lưu ý người tập gym vẫn có thể tập luyện hiệu quả mà không cần dùng bột bổ sung, theo Men’s Health.