Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến và xuất hiện ở nhiều người. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên ăn để có thể tránh mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Những thực phẩm làm từ đậu nành giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bệnh tiểu đường loại 2 thường được cho là phát triển do thói quen ăn uống không lành mạnh và vận động ít. Khi đó cơ thể của bạn không thể tạo ra hay sử dụng tốt insulin, được sản xuất bởi tuyến tụy và điều chỉnh lượng glucose (đường) trong m.áu của bạn.
Các loại ngũ cốc
Lauren Hubert – chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ – cho biết, ngũ cốc nguyên cám như lúa mì, lúa mạch đen và hạt quinoa (hạt diêm mạch),… là một vài lựa chọn bạn nên cân nhắc tiêu thụ nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn đang cố gắng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngũ cốc nguyên cám khác với các loại carbohydrate đã qua chế biến và tinh chế vì toàn bộ ngũ cốc của chúng còn nguyên vẹn, nghĩa là tất cả chất xơ và chất dinh dưỡng vẫn nằm trong nó mà không bị xáo trộn.
Chế độ ăn nhiều chất xơ hơn có nghĩa là bạn sẽ no lâu hơn và sẽ không làm tăng lượng đường trong m.áu cao như khi ăn các loại carbohydrate tinh chế cao, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Quả mọng
Hubert cho biết, ăn một chế độ nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và lượng đường trong m.áu.
Ngoài ra, trái cây và rau quả có thành phần dinh dưỡng cao, giúp bạn hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng trong mỗi khẩu phần ăn. Tuy nhiên, quả mọng đặc biệt quan trọng để ăn khi bạn đang cố gắng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một số loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây, quả mâm xôi là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà bạn nên cân nhắc để giảm tình trạng mắc bệnh tiểu đường. Quả mọng là nguồn phong phú của một số chất dinh dưỡng, giúp cải thiện insulin kháng trong thừa cân và béo phì.
Những thực phẩm làm từ đậu nành
Hubert nói, việc tiêu thụ nhiều protein động vật như thịt đỏ và thịt chế biến, có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, protein lại vô cùng quan trọng giúp bạn no lâu hơn khi ăn, hạn chế việc tăng cân. Do vậy, bạn hãy lựa chọn những loại protein làm từ đậu nành như đậu phụ hay đậu nành Chorizo.
Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn
Ăn thức ăn nhanh và những thực phẩm được chế biến sẵn hoặc đóng gói có chứa hàm lượng chất béo bão hòa và đường bổ sung có liên quan đến béo phì và thậm chí là bệnh tim.
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, ăn thực phẩm chế biến nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những đồ ăn vặt này làm giảm vi khuẩn đường ruột lành mạnh, giúp cơ thể bạn không chỉ chống lại vi khuẩn có hại có thể khiến bạn bị ốm ngay lập tức. Ngoài ra nó cũng làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột khiến bạn dễ mắc các bệnh viêm nhiễm sau này.
Hubert cho hay, bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến, đặc biệt nếu bạn bị t.iền tiểu đường. Thay vào đó, hãy đảm bảo ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, cũng như ngũ cốc nguyên cám, để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Celiac: Bệnh lý do không dung nạp gluten
Bệnh celiac gọi là bệnh không dung nạp gluten. Bệnh gây ra do phản ứng với gluten, do cơ thể không hấp thu được các thực phẩm có chứa gluten-một loại protein trong lúa mì, lúa mạch đen. Đặc biệt, những người mắc bệnh tự miễn thường không thể tiêu hóa gluten.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 100 người có một người mắc bệnh celiac. Trong khi, có đến 13% người gặp khó khăn khi tiêu hóa gluten (NGCS), tuy không mắc bệnh celiac. Ở những người này, ruột non của họ không bị tổn thương giống như bệnh celiac, nhưng nếu nhạy cảm với gluten, vẫn có thể mắc các triệu chứng bệnh tương tự.
Bệnh celiac dẫn đến tình trạng viêm và bất sản niêm mạc ruột non, gây hàng loạt các rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tại ruột non. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ t.uổi hay có thể xuất hiện sớm khi còn nhỏ. Thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn khác như tiểu đường tuýp 1, viêm tuyến giáp tự miễn…
Thông thường, điều trị bệnh chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống. Có thể kiểm soát bệnh bằng cách tuân thủ một chế độ ăn không có gluten, nghĩa là bạn không ăn bất kỳ thực phẩm nào chứa gluten. Việc áp dụng chế độ ăn này có thể gây phiền toái. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ, bệnh có thể tái phát và người bệnh ngay tại thời điểm đó khó có thể phát hiện.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Celiac:
Khô da
Nhiều người mắc bệnh NGCS thường bị khô da, phát ban, mụn và bệnh chàm. Tuy nhiên, những vấn đề về da này khác với bệnh viêm da, một dạng thường gặp của bệnh celiac. Biểu hiện của viêm da là phát ban mạn tính, xuất hiện các mụn nước màu đỏ, chứa đầy dịch lỏng. Những chỗ sưng thường xuất hiện ở cánh tay gần khuỷu tay, đầu gối và mông, và dọc theo chân tóc.
Đầy hơi
Dấu hiệu của việc khó tiêu hóa gluten là dạ dày sưng và mềm. Mặc dù các rối loạn đường ruột mạn tính cũng gây đầy hơi, nhưng nếu bụng thường xuyên có cảm giác sưng và đau, đặc biệt khi khi ăn nhiều thực phẩm chứa gluten. Trướng hợp này, hãy đến gặp bác sỹ chuyên môn vì đây là một trong những triệu chứng của không dung nạp gluten.
Đau bụng
Nghiên cứu cho thấy có khoảng 83% người nhạy cảm với gluten cảm thấy đau bụng sau khi ăn gluten. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, hãy có một nhật ký thực phẩm để viết ra những thứ ta ăn và bất cứ cơn đau bụng quặn nào, nếu có (cũng như bất cứ vấn đề nào khác), để theo dõi thực phẩm nào có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh.
Gluten là tên gọi chung của các protein khác nhau, được tìm thấy trong lúa mì và trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen.
Sương mù não
Nhạy cảm gluten ảnh hưởng đến não nhiều hơn là ruột. Nhiều người mắc bệnh cho biết thường cảm thấy có hội chứng sương mù não, gây mất trí nhớ, không thể tìm được những từ thích hợp khi nói chuyện. Tuy vậy, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung mức độ nhẹ sẽ nhanh chóng được cải thiện trong năm đầu tiên, nếu như không tiêu thụ gluten.
Đau đầu, trầm cảm
Người mắc bệnh celiac và nhạy cảm với gluten thường bị đau nửa đầu hơn là những người không có bệnh. Dấu hiệu là cảm thấy đau nhói ở một bên đầu, có cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bệnh gây khó khăn cho những hoạt động thường nhật. Những người không dung nạp gluten làm tăng khả năng bị trầm cảm chỉ sau vài ngày tiêu thụ gluten.
Mệt mỏi
Người nhạy cảm với gluten thường thiếu năng lượng, như ngủ 8 giờ đồng hồ mỗi, ngày nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức vào ngày hôm sau. Ở người mắc bệnh celiac, suy dinh dưỡng và thiếu m.áu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng uể oải, chậm chạp do ruột không hấp thu các chất dinh dưỡng đúng cách. Đó là lý do nhiều người nhạy cảm với gluten thường cảm thấy mệt mỏi trong ngày.
Giảm cân không chủ ý
Bệnh celiac thường gây giảm cân do ruột non bị tổn thương, không thể hấp thu chất dinh dưỡng. Đây không phải là trường hợp của bệnh nhân NGCS, nhưng người nhạy cảm với gluten vẫn có thể giảm cân thấy rõ. Họ thường hạn chế ăn uống vì sợ cơn đau xuất hiện sau khi ăn một số thực phẩm và điều này có thể dẫn đến giảm cân.
Đau khớp
Người mắc bệnh celiac khi tiêu thụ gluten gây ra tình trạng viêm toàn thân, có thể dẫn đến nhiều vấn đế nghiêm trọng bên ngoài ruột bao gồm đau khớp giống như hội chứng đau cơ xơ hóa, trong khi 11% bệnh nhân NGCS có cảm giác đau nhức các khớp. Hiện nay, các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để tìm hiểu về mức độ phổ biến của triệu chứng bệnh ở những người nhạy cảm với gluten.
Những thực phẩm không chứa gluten có ở các loại ngũ cốc, rau quả, thịt gia cầm:
Kiều mạch, bột năng, hạt kê, diêm mạch. Rau và trái cây. Các sản phẩm sữa.Thịt đỏ, thịt gà, cá, trứng, đậu đỗ.
Tuy nhiên, phải cẩn trọng trong việc kiểm tra nhãn thực phẩm. Cần có sự tư vấn từ chuyên gia, để tránh việc sử dụng các sản phẩm chứa glute, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.