U xơ tử cung là một loại u lành tính thường gặp ở phụ nữ, với số lượng và kích thước nhỏ bạn không cần cắt bỏ nó, nhưng nếu các khối u xuất hiện nhiều, kích thước lớn thì sẽ ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của bạn.
Đối với phụ nữ, u xơ tử cung là một vấn đề tương đối dễ mắc phải không nên xem nhẹ mà càng phải chú ý đến. Sự xuất hiện của u xơ tử cung có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, nhất là khi các chức năng trong cơ thể suy giảm, nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống thì nguy cơ mắc u xơ tử cung càng lớn.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm phổ biến, chị em nên ăn càng ít càng tốt nếu không muốn bị u xơ tử cung.
1. Thực phẩm giàu chất béo
Thói quen ăn uống hiện nay của chúng ta có lượng chất béo tương đối cao. Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao thường thơm và ngon hơn, chẳng hạn như các loại thịt đỏ hoặc đồ chiên.
Nếu bạn ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến cho việc tiết estrogen tăng cao, tử cung bị thừa dinh dưỡng và dễ xuất hiện u xơ tử cung. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của lipid m.áu, lâu dần sẽ khiến chúng ta béo hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên ăn ít đi.
2. Thực phẩm có hàm lượng estrogen cao
Một số thực phẩm ăn thường xuyên có thể bổ sung estrogen giúp trì hoãn quá trình lão hóa và ổn định k.inh n.guyệt, tuy nhiên chị em cũng cần lưu ý không nên ăn nhiều.
Thực phẩm có hàm lượng estrogen cao như đậu, mật ong, các loại hạt, đậu phộng… nếu ăn quá nhiều thì hàm lượng estrogen trong cơ thể sẽ tăng lên đáng kể, khi nó vượt quá hàm lượng mà cơ thể cần sẽ mang đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với những chị em đã có u xơ tử cung thì càng cần chú ý ăn những thực phẩm này một cách vừa phải.
3. Hải sản
Hải sản ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đối với phụ nữ, nhiều người thích ăn hải sản vì nó có hàm lượng calo thấp và protein cao, có tác dụng rất tốt trong việc bổ sung protein trong quá trình giảm cân.
Tuy nhiên, đây lại không phải là loại thực phẩm chị em nên ăn nhiều, nhất là phụ nữ đã bị u xơ tử cung thì càng cần ăn ít. Vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên việc ăn nhiều hải sản có thể dễ dàng khiến số lượng và kích thước khối u xơ tăng lên nên bạn cần ăn ít lại.
4. Thực phẩm có tính nóng
Nhiều phụ nữ đã quen với những món ăn có tính ấm, bổ dưỡng như chà là đỏ, xương cựa… Phụ nữ dễ bị suy nhược cơ thể nên thường xuyên ăn chúng để bồi bổ khí huyết, tăng cường miễn dịch cho cơ thể…
Nhưng cần lưu ý, loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy quá trình tiết estrogen của phụ nữ, nếu ăn nhiều dễ tạo ra quá nhiều estrogen, từ đó gây ra sự phát triển của u xơ tử cung.
5. Trứng lộn
Ngày nay, nhiều phụ nữ truyền tai nhau rằng có thể trông trẻ hơn, lâu già hơn nhờ vào việc ăn trứng vịt lộn, trứng cút lộn…. Tuy nhiên, bạn nên ăn ít các loại thực phẩm này.
Trứng lộn có hàm lượng oestrogen tương đối cao, đồng thời cũng chứa nhiều chất béo và chất đạm, “hơi quá bổ dưỡng”. Cơ thể chúng ta không cần nhiều dinh dưỡng đến vậy, do đó bạn nên ăn ít lại.
6. Đồ ăn cay
Nhiều phụ nữ thích ăn cay, tuy nhiên, bạn cần biết rằng thức ăn cay và kích thích dễ ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể, gây rối loạn nội tiết và rối loạn bài tiết estrogen nên chị em cũng cần ăn ít hơn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Women’s Health
Phân biệt u lành tính và ác tính
Những khối u ác tính (ung thư) là nỗi sợ hãi của nhiều người. Trên thực tế không phải mọi khối u đều là ung thư. Việc phân biệt giữa u lành tính và u ác tính để có hướng điều trị đúng và giúp người bệnh ổn định tâm lý.
Ung thư là gì?
Khi nhắc đến ung thư, nhiều người hay hiểu đơn giản đó là một khối u ác tính hình thành trong cơ thể và phát triển theo nhiều giai đoạn, đến giai đoạn cuối sẽ di căn khiến người bệnh t.ử v.ong.
Cơ thể người là do hàng ngàn hàng vạn tế bào tạo thành, tế bào rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi mới có thể thấy được. Tế bào cũng có rất nhiều loại, mỗi tế bào có chức năng riêng, tuân thủ quy tắc, tạo thành một xã hội tế bào hòa hợp, đó chính là một cơ thể bình thường.
Cơ thể chúng ta luôn tái tạo tế bào để phát triển, để thay thế, chữa trị cho những tế bào đã c.hết hoặc bị tổn thương. Quá trình này do một bộ gene kiểm soát và khi gene này gặp lỗi sẽ dẫn tới sự phát triển không bình thường của tế bào, nói cách khác là gây ra ung thư. Khối u ác tính thực chất là do một gene trong cơ thể gặp lỗi trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên không phải gene lỗi nào cũng phát triển thành ung thư. Có thể chia sự phát triển bất bình thường này thành 2 loại: u lành tính và u ác tính.
U lành tính là những khối u không xâm lấn vào cơ quan và các mô xung quanh cơ thể bởi vậy không gây ung thư. Những khối u như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u xơ mỡ dưới da, thường là u lành.
Trong khi đó u ác tính, như chúng ta vẫn gọi là ung thư, loại bệnh gây ra sự biến đổi về sinh sản, tăng trưởng và tính năng của tế bào, các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát. Ban đầu có thể chỉ phát triển giới hạn trong một phạm vi nhất định.
Sau nhiều lần nhân lên, các tế bào ung thư hình thành một khối ung thư có khả năng xâm lấn, phá hủy… Nếu những tế bào này không được điều trị hay xử lý sớm, chúng sẽ xâm lấn ra bên ngoài, vào những bộ phận xung quanh trong cơ thể và gây tổn hại cho các mô, đây chính là giai đoạn di căn của khối u.
Ung thư đại tràng (X).
Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính
Khối u lành tính: Phát triển rất lâu, có thể mềm hoặc chắc, phân chia rõ ràng, chủ yếu là có vỏ xơ bao bọc, không lan rộng đến các mô, khu vực khác, thực hiện được việc bóc tách hoặc cắt bỏ, rất ít khi tái phát.
Khối u ác tính: Phát triển tốc độ nhanh, thường là khối rắn, ranh giới xung quanh thường rất mơ hồ, xâm lấn, lây lan sang các mô, bộ phận khác. Có thể thực hiện cắt bỏ nhưng vẫn dễ tái phát trở lại.
Biện pháp giảm nguy cơ ung thư
Để giảm nguy cơ ung thư, mọi người nên co lối sống lành mạnh: Tránh xa tất cả các dạng t.huốc l.á. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất. Ăn uống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn nhiều rau củ, hoa quả. Hạn chế uống rượu và các đồ uống có cồn khác.
Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, hạn chế tác động tiêu cực của tia cực tím (UV). Tìm hiểu về tiểu sử, yếu tố di truyền bệnh của gia đình. Thực hiện sàng lọc thường xuyên theo khuyến nghị.