Nhờ cách sơ cứu đúng của người mẹ mà tay của b.é t.rai đã không bị nhiễm uốn ván.
Càng gần tiến vào mùa hè, thời tiết ngày càng oi bức nóng nực. Mặc dù hầu hết các gia đình đều có sử dụng điều hòa nhưng không thể dùng suốt 24/24h được. Thế nên, quạt bỗng trở thành vật không thể thiếu trong những lúc trẻ hoạt động ở không gian mở.
Song cha mẹ nên biết rằng, quạt tuy tiết kiệm điện và có nhiều tiện ích, nhưng nó có khả năng trở thành một vật gây nguy hiểm nếu chẳng may trẻ cho tay vào bên trong cánh quạt đang quay. Mới đây, một bác sĩ ở Trung Quốc đã kể lại câu chuyện về một cậu bé Bảo Bảo (3 t.uổi) bị quạt c.hém vào tay c.hảy m.áu rất nhiều. Nhưng nhờ cách sơ cứu đúng của người mẹ đã giúp cho tay của đ.ứa t.rẻ được an toàn.
Được biết, hôm đó mẹ của Bảo Bảo để con xem tivi một mình ở phòng khách trong lúc mình tranh thủ nấu cơm. Trước khi đi, chị đã rút hết phích điện của quạt, bật điều hòa và dặn con không được phép chạm vào quạt. Thế nhưng, trong lúc không có mẹ ở bên cạnh, Bảo Bảo vẫn tự cắm điện và bật quạt.
Nhờ người mẹ sơ cứu đúng cách mà ngón tay của Bảo Bảo không bị nhiễm uốn ván (Ảnh minh họa).
Vài phút sau, mẹ Bảo Bảo nghe thấy tiếng con trai khóc. Chị vội chạy lên và thấy tay của con đang chảy rất nhiều m.áu. Thay vì hoảng loạn, chị đã ôm con đến vòi nước và rửa tay. Sau khi rửa tay xong, thấy bàn tay con chảy nhiều m.áu vì bị cứa đứt lớp da. Dù lo lắng nhưng người mẹ vẫn bình tĩnh hỏi Bảo Bảo có thể nhúc nhích ngón tay hay không. May mắn là các ngón tay của b.é t.rai vẫn cử động được. Thấy vậy, chị liền thở phào rồi bôi thuốc cầm m.áu, băng tay lại và dùng viên đá nhỏ chườm cho con bớt đau trong lúc đang di chuyển đến bệnh viện.
Bác sĩ chia sẻ rằng nhờ người mẹ này sơ cứu vết thương đúng cách nên Bảo Bảo đã không bị nhiễm uốn ván. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cho biết trẻ lên 3 rất tò mò và thích khám phá mọi thứ ở xung quanh. Trong khi đó, tốc độ của cánh quạt đang quay có khả năng cắt đứt nhiều thứ, do vậy, quạt cũng gây nguy hiểm cho trẻ dưới 3 t.uổi.
Vì vậy, bác sĩ khuyên các cha mẹ nên bình tĩnh nếu chẳng may trẻ bị thương do cho tay vào quạt, đồng thời hãy làm các bước sau để xử lý vết thương.
1. Kiểm tra thương tích của trẻ
Khi ngón tay của trẻ bị kẹt trong quạt, việc cha mẹ cần làm là xác định mức độ nặng nhẹ của vết thương. Nếu đó chỉ là vết trầy xước da nhỏ thì không sao, một thời gian sau sẽ lành. Nhưng nếu ngón tay của trẻ kẹt hoàn toàn vào quạt, vết thương cắt sâu thì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tay. Lúc này bạn cần kiểm tra thương tích rồi mới phán đoán.
2. Cầm m.áu nhanh
Bị chảy quá nhiều m.áu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy sau khi phát hiện con bị c.hảy m.áu thì nên nhanh chóng băng bó lại để cầm m.áu.
3. Khử trùng
Tuy nhiên trước khi cầm m.áu, bạn hãy nhớ khử trùng vết thương bằng hydrogen peroxide hoặc cồn để làm sạch vết thương, sau đó mới băng bó đơn giản và đưa con đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Vậy cha mẹ cần phải làm gì để bảo vệ con khi sử dụng quạt tại nhà?
– Cố gắng chọn quạt an toàn: Hiện nay, các nhà sản xuất quạt đã chú ý hơn đến các biện pháp bảo vệ an toàn cho t.rẻ e.m như làm các khe hở của khung bảo vệ cánh quạt tương đối nhỏ, hoặc bạn có thể mua tấm lưới bảo vệ quạt để phòng tránh trường hợp con cho tay và bên trong quạt đang hoạt động. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng quạt treo tường, quạt trần để tránh xa tầm với của con.
– Khi không sử dụng quạt hãy rút điện ra và cất quạt ở nơi mà trẻ không thể lấy chơi được. Có như vậy, con mới không tự ý cắm điện và xảy ra tai nạn giống trường hợp của b.é t.rai Bảo Bảo đã kể ở trên.
– Liên tục nhắc nhở trẻ không được lại gần quạt để chơi: Nếu con đã lớn, bạn có thể chỉ dẫn con không nên thò tay vào bên trong cánh quạt đang quay nếu không thì sẽ bị thương rất đau.
Tiêm vaccine COVID-19 đúng tiến độ, phản ứng sau tiêm thấp
Tính đến nay, sau hơn hai tháng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, tất cả các trường hợp tiêm vaccine AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn.
Việt Nam đã thực hiẹn tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho gần 900.000 người là cán bọ, nhân viên y tế, công an, quân đội…
Tiêm vaccine COVID-19 vẫn là cách tốt nhất phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Hải Nguyễn
Tỉ lệ phản ứng sau tiêm thấp
Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, một trong những điểm khác với nhiều nước là chúng ta tổ chức quy trình tiêm chủng rất chặt chẽ, rất cẩn thận, được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ…
“Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu, tiêm đến đâu chắc chắn đến đó. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống không mong muốn xảy ra trong tiêm chủng. Chúng ta đã tập huấn cho tất cả các tuyến theo hình thức trực tuyến. Thời gian vừa qua, vaccine khi về Việt Nam đã tổ chức tiêm cho tất cả các đối tượng theo Nghị quyết 21” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong số những người được tiêm, đến nay ghi nhận có 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ… Triệu chứng này hết sau 24h. Tỉ lệ này thấp so với các nước trên thế giới. Cho đến nay khẳng định việc tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam là an toàn.
“Các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị. Đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vaccine phòng COVID-19, mà còn ở các loại vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, ho gà, uốn ván…” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng, chống dịch bệnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên, không một loại vaccine nào đạt hiệu quả 100%.
“Vẫn có nguy cơ sau tiêm vaccine, người tiêm vẫn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nếu tiêm vaccine rồi mà mắc COVID-19 thì bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều”, ông Cường nói.
TS.BS Phạm Quang Thái – Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng nhấn mạnh, việc tiêm vaccine chính là bảo vệ người được tiêm khỏi mắc thể nặng và phải nhập viện.
Hiện nay, vẫn còn tâm lý e ngại những phản ứng phụ sau tiêm vaccine. Sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng các thể của COIVD-19 đạt mức 50-70% và hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng ba tháng sau tiêm liều 1.
Ở liều thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy, thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi thứ nhất, và ở khoảng cách tiêm này, hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%.
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh, tiêm vaccine là biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, khi vaccine đã được tiêm chủng đại trà thì chúng ta vẫn phải duy trì tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả khác như khuyến cáo 5K của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn sự lây truyền COVID-19. Phải kết hợp cả hai yếu tố như thế thì công tác phòng, chống dịch mới đạt hiệu quả.
Đợt dịch sau phức tạp hơn đợt dịch trước
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, qua 3 đợt dịch COVID-19, lần này dịch phức tạp hơn đợt dịch trước. Các tỉnh, thành phố chưa có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng cũng phải nâng mức báo động lên một mức cao, coi như địa phương đó đã có dịch để triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích, đợt dịch này có nhiều nguồn lây nhiễm: Thứ nhất, từ các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà trong quá trình cách ly chúng ta thực hiện quản lý chưa nghiêm.
Nguồn lây nhiễm thứ hai, là trong cộng đồng cũng có các trường hợp lây nhiễm, rồi từ đó lây vào bệnh viện, từ bệnh viện lại lây ra cộng đồng.
Thứ ba là chủng virus lần này khác hơn so với các lần trước, đó là chủng Ấn Độ với đột biến kép làm tăng khả năng lây nhiễm lên nhiều lần. Nếu như chủng của Anh lây gấp 1,7 lần so với các chủng trước đó, thì chủng Ấn Độ còn lây nhiễm mạnh hơn chủng của Anh.