Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ mới công bố, những người được tiêm chủng đầy đủ, tức là những người sau 2 tuần kể từ liều thứ hai vắc-xin COVID-19, không cần phải đeo khẩu trang trong nhà (những nơi như văn phòng, trường học, nhà hàng, phòng tập thể dục và quán bar).
Tuy nhiên, vẫn cần đeo khẩu trang ở những nơi đông người như máy bay, phương tiện giao thông công cộng…và tùy tình hình dịch bệnh COVID-19 của địa phương đó.
Vắc -xin làm giảm đáng kể nguy cơ mắc COVID-19
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin có hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 và bằng chứng thực tế đã xác nhận điều đó. Tính đến ngày 26 tháng 4, trong số gần 95 triệu người đã được tiêm vắc -xin COVID-19 ở Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 6.700 trường hợp nhiễm COVID-19. Hiện tại, 46,4 % tổng số người dân ở Hoa Kỳ đã được tiêm liều vắc-xin đầu tiên và 35,8 % được tiêm chủng đầy đủ.
Những người đã tiêm phòng đầy đủ không có khả năng lây truyền hoặc nhiễm coronavirus khi ở trong nhà.
TS. Lucy McBride, Washington, D.C, cho biết: Các loại vắc-xin là một thành công của y học hiện đại. Chúng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc COVID-19. Các loại vắc-xin cũng làm giảm khả năng truyền bệnh của con người và làm cho việc lây truyền sau tiêm chủng rất khó xảy ra. Tuy nhiên, có một số người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại COVID-19 sau khi chủng ngừa. Về cơ bản, tiêm phòng vừa an toàn cho bản thân vừa an toàn khi ở bên những người khác. Tỷ lệ nhiễm COVID-19 sau khi tiêm chủng là rất nhỏ.
Nên khuyến khích người dân đi tiêm chủng
Các trường hợp mắc COVID-19 mới hàng ngày, số ca nhập viện mới hàng ngày và số ca t.ử v.ong mới hàng ngày đã giảm dần hàng tuần kể từ khi Hoa Kỳ triển khai chiến dịch tiêm chủng. Khi có nhiều người tiêm chủng hơn, các ca mắc, nhập viện và t.ử v.ong sẽ giảm mạnh. Các chuyên gia cho rằng, cần khoảng 70 đến 90 % dân số được miễn dịch để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ lâu đã tranh luận rằng các quan chức y tế nên khuyến khích người dân đi tiêm chủng. Lợi ích của việc tiêm chủng là rất rõ ràng. Hiệu quả của vắc-xin sẽ mang lại cho người dân cuộc sống bình thường. Vận động, giải thích với người dân về việc có thể tiếp tục cuộc sống bình thường sau khi tiêm chủng có lẽ sẽ là động lực để nhiều người đi tiêm phòng.
Hy vọng rằng hướng dẫn mới này sẽ khuyến khích mọi người đi tiêm vắc-xin nhiều hơn.
[Thuốc&Sức khỏe] Cần thiết tiêm vaccine nhắc lại cho trẻ
Theo nhận định của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, đợt tiêm ngừa cơ bản là đợt tiêm ngừa đầu tiên cho trẻ một loại vaccine có khả năng phòng ngừa một hoặc nhiều bệnh lý trong thời kỳ thơ ấu.
Ảnh minh họa
Theo thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần và có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ. Liều vaccine nhắc lại sẽ giúp gợi lại “trí nhớ” của hệ miễn dịch để “tái sản xuất” lượng kháng thể mà trước đó đã được tạo ra sau đợt chủng ngừa cơ bản đầu tiên cho trẻ.
Những liều vaccine tiêm nhắc sẽ giúp cơ thể người được tiêm chủng đạt mức bảo vệ gần như tuyệt đối 100%, một số đối tượng được tiêm vaccine nhưng chưa được bảo vệ hoặc mức bảo vệ chưa cao khiến người đã được tiêm chủng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh.
Việc tiêm nhắc các loại vaccine được khuyến cáo sẽ góp phần nâng cao thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng cho t.rẻ e.m trong việc nỗ lực làm giảm đáng kể bệnh tật nguy hiểm ở trẻ, đảm bảo sự bảo vệ đặc hiệu và lâu bền trong cuộc chiến chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho t.rẻ e.m.
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO đã đưa ra khuyến cáo việc tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc lại vaccine để tăng hiệu quả phòng ngừa một số bệnh, nhưng mức độ áp dụng vào chương trình tiêm chủng quốc gia thì tùy theo nguồn lực đặc thù của mỗi vùng, miền. Đặc biệt, việc áp dụng chương trình tiêm nhắc lại các vaccine cho t.rẻ e.m và cho cả những người đã trưởng thành là quyết định đúng đắn, giúp khống chế, đẩy lùi và thanh toán các bệnh nguy hiểm.
Để giúp cơ thể tiếp tục được bảo vệ một cách hiệu quả, cần tiêm các mũi vaccine nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể. Việc tiêm các mũi nhắc lại chỉ áp dụng với các loại vaccine tạo được trí nhớ miễn dịch qua các mũi tiêm trước đó (thông thường là loại vaccine bất hoạt còn gọi là vaccine c.hết). Lịch tiêm nhắc các loại vaccine được khuyến cáo áp dụng như sau:
Vaccine DTC: Ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Trẻ được tiêm nhắc lúc 18 tháng t.uổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trễ lịch tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn nhưng không nên để quá 3 t.uổi.
Vaccine bại liệt uống: Có thể cho trẻ dưới 5 t.uổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng để nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể.
Vaccine phòng ngừa nhiễm khuẩn do Hib: Nên tiêm nhắc lúc trẻ được 18 tháng t.uổi.
Vaccine viêm não Nhật Bản: Cần nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2; sau đó 3 – 5 năm nên tiêm nhắc.
Vaccine sởi: Cần tiêm nhắc cho trẻ lúc 18 tháng t.uổi bằng vaccine sởi đơn giá hoặc vaccine phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh sởi – quai bị – rubella (vaccine MMR).
Vaccine cúm: Được tiêm nhắc hằng năm trước mùa dịch, đặc biệt là cho các đối tượng nguy cơ như t.rẻ e.m, người cao t.uổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn…
Vaccine tả uống: Nên dùng hằng năm tại các vùng thường xuyên xảy ra dịch cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao.
Vaccine thương hàn: Tiêm nhắc lại sau 2 – 3 năm tại những vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho đối tượng t.rẻ e.m và người cao t.uổi.
Vaccine phế cầu: Tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
Vaccine não mô cầu: Tiêm nhắc vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
Vaccine dại: Với các đối tượng nguy cơ cao như người làm nghề g.iết mổ gia súc nên tiêm phòng và tiêm nhắc lại song nói chung vaccine này chủ yếu dùng để điều trị dự phòng khi bị phơi nhiễm.