Không thể phủ nhận rằng mì tôm rất tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn mì không sẽ không đủ năng lượng cung cấp cho sức khỏe, khiến bạn không thể tập trung và luôn có cảm giác mệt mỏi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, trong khi đó cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu chỉ ăn mình mì tôm sẽ thiếu hụt dinh dưỡng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
Trong một nghiên cứu tại Trung Quốc đã từng liệt kê ra rằng, trong một gói mì ăn liền nhỏ bé có tới 24 chất, mà phần lớn là phụ gia thực phẩm bên cạnh nguyên liệu chính là bột.
6 lý do sau đây khiến bạn có thể dễ dàng quyết định việc bạn có nên ăn mì hàng ngày hay không:
Ảnh minh họa
Sợi mì đã được chiên với rất nhiều dầu
Mì ăn liền sở dĩ không phải “nấu” chín nữa bởi vì chúng đã được chiên rán chín trong quá trình sản xuất. Mà ai cũng biết rằng đồ ăn chiên rán nhiều không hề có lợi cho sức khỏe. Việc dầu mỡ được dùng với số lượng lớn và chiên đi rán lại luôn ẩn chứa rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Hàm lượng calo cao
Mỗi một gói mì chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho một người trưởng thành có thể ăn trong ngày. Người sợ béo cần biết tính toán cẩn thận sau khi ăn mì để giảm các món chứa nhiều calo khác.
Hàm lượng chất béo cao
Trong một gói mì ăn liền có chứa rất nhiều chất béo so với các món ăn cùng loại khác. Một lượng mì khoảng 85gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5gram. Nếu bạn ăn chất béo quá nhiều và thường xuyên thì việc tăng cân quá mức là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Thiếu hụt protein và rau quả
Trong một gói mì ăn liền lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt.
Trên thực tế, nam giới trưởng thành cần thêm ít nhất 56 gram protein mỗi ngày. Thậm chí cả thành phần rau xanh cũng không có trong một gói mì. Vì thế, nếu ăn một gói mì mà coi là “xong” một bữa, thì bạn hoàn toàn bị thiếu chất.
Gói gia vị thiếu lành mạnh
Trong một túi gia vị đựng trong gói nilon đi kèm gói mì đó thực ra chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu. Những thành phần này lạm dụng rất bất lợi cho sức khỏe, thậm chí, bạn ăn cả một gói gia vị đó/1 tô mì sẽ gây thừa những phụ gia không cần thiết với sức khỏe.
Bên cạnh đó, thói quen “đổ cả gói gia vị vào bát mì” sẽ gây thừa muối so với tỉ lệ. Gói muối đi kèm trong gói mì bạn chỉ nên ăn một nửa là vừa độ “đậm đà”.
Gây ra hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và nguy cơ đột quỵ. Mỗi người ăn 2 gói mì/tuần sẽ phải đối mặt với vấn đề mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 68% so với người không ăn hoặc hầu như rất ít ăn mì tôm.
5 lưu ý khi ăn mì ăn liền để đảm bảo sức khỏe
Để đảm bảo sức khỏe khi ăn mì ăn liền, chúng ta cần chú ý những điều sau:
Ảnh minh họa
Vứt bỏ gói dầu gia vị
Mì ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Để hạn chế dầu mỡ, bạn nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mì ăn liền.
Thêm rau xanh và chất đạm
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên mỗi bát mì nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ… và bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm… để đảm bảo dinh dưỡng cho 1 bữa ăn đầy đủ.
Tuyệt đối không ăn “mì úp”
Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho mì vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bạn nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mì đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong bát mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mì.
Không ăn mì sống
Mì gói sống là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mì gói được sản xuất theo cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì gói sống sẽ gây ra đầy bụng và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nấu mì gói với nước trước khi ăn là cách sử dụng an toàn hơn cho sức khỏe.
Không ăn mì trước khi đi ngủ
Theo các chuyên gia, 2 giờ sau khi vào dạ dày, mì tôm vẫn chưa được tiêu hóa hết. Do đó, nếu bạn cứ giữ thói quen ăn mì vào buổi tối sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, năng lượng trong mì tôm không được tiêu đi sẽ tích tụ khi bạn ngủ và tạo thành mỡ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Nếu phải ăn đêm, bạn dữ trữ sẵn những thực phẩm an toàn và lành mạnh như sữa, chuối, trứng, hạnh nhân, rau củ…
Đây là thứ giàu dinh dưỡng gấp 22 lần thịt lợn: Phụ nữ ăn vào sẽ tốt cho da, tóc và tim mạch nhưng cần phải lưu ý 5 việc
Loại thực phẩm mà chúng ta đang nhắc đến chính là ốc móng tay. Tiêu thụ hợp lý, chị em sẽ nhận về những lợi ích tuyệt vời cho cả da lẫn tóc.
Khi chất lượng cuộc sống của con người nâng cao, nhu cầu ăn no không còn bị hạn chế như trước nữa. Vì vậy chúng ta bắt đầu quan tâm đến giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của món ăn. Trong sơ đồ dinh dưỡng, có lẽ thịt nạc là món ăn bổ dưỡng nhất, nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết ốc móng tay chứa nhiều chất còn tốt hơn cả thịt.
Theo bác sĩ Gu Chuanling (Bác sĩ dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm tại Trung Quốc): Ốc móng tay là thực phẩm rất tốt, chúng chứa lượng sắt còn dồi dào hơn cả thịt nạc. Trong 100g ốc móng tay có 33,6mg sắt. Nghĩa là gấp 22,4 lần so với thịt lợn và 3,9 lần so với tiết lợn. Đặc biệt, lượng sắt của ốc móng tay đều là sắt heme – loại sắt và cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Trong 100g ốc móng tay có 33,6mg sắt.
Thưởng thức ốc móng tay một cách phù hợp sẽ giúp bảo vệ cơ thể theo cách sau:
1. Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể
Ốc móng tay là một loại thực phẩm giàu protein, ăn vào rất tốt cho việc duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể. Tiêu thụ thích hợp có thể thúc đẩy hoạt động và tăng trưởng của dây thần kinh, mạch m.áu và tế bào não. Ngoài ra, món ăn này rất giàu canxi, magiê và phốt pho, các nguyên tố có thể thúc đẩy sự tổng hợp của xương và có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
2. Làm đẹp da và tóc
Ốc móng tay rất giàu vitamin A, sắt, canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác, đây đều là những chất không thể thiếu cấu tạo nên tế bào da và lông. Chị em tiêu thụ thực phẩm này đều đặn sẽ nhận được tác dụng dưỡng da, dưỡng tóc nhất định. Đặc biệt, ốc móng tay rất giàu selen. Ăn thường xuyên có tác dụng chống lão hóa và nuôi dưỡng cơ thể.
3. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Loài ốc móng tay có chứa một lượng taurine nhất định, có lợi cho việc giảm huyết áp và cholesterol ở người, tăng cường sức khỏe tim mạch, có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa.
Ngoài ra, magiê chứa trong loại ốc này cũng có tác dụng điều tiết đối với hoạt động của tim và có thể bảo vệ tốt hệ thống tim mạch. Nó có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, đồng thời làm giãn nở động mạch vành, giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và nhồi m.áu cơ tim.
4. Cung cấp lượng omega-3 dồi dào
Cũng giống như cá hồi, ốc móng tay có chứa nhiều omega-3 lành mạnh, đem lại tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Từ đó góp phần làm giảm huyết áp cao và ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đột quỵ.
Ốc móng tay rất bổ dưỡng nhưng cần ghi nhớ 5 điều quan trọng kẻo hại thân
1. Theo Sohu, thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 là lúc tốt nhất để ăn ốc móng tay. Chúng thường sống trong cát nên có thể bị nhiễm bẩn, nhiễm ký sinh trùng vì vậy cần ngâm, rửa và nấu chín kỹ trước khi ăn. Nếu không chín kỹ, ký sinh trùng vẫn sống tiềm ẩn những nguy hiểm cho hệ tiêu hóa đường ruột của con người.
2. Nội tạng của ốc móng tay nên được loại bỏ trước khi ăn. Ngoài ra, phần vỏ ốc rất cứng nên không phù hợp để tiêu thụ.
3. Nếu bạn bị dị ứng với ốc móng tay hoặc các loại động vật có vỏ khác thì không nên tiêu thụ chúng. Nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng như ngứa lưỡi, nổi mẩn trên da, ngứa, buồn nôn, nôn… thì nên nhờ đến sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
4. Tất cả các loài động vật có vỏ đều có thể mang mầm bệnh E coli, Salmonella và ký sinh trùng đường ruột và nguy hiểm nhất đối với t.rẻ e.m, người già vì vậy đối tượng này nên thận trọng khi ăn.
5. Ốc móng tay và các loại hải sản khác là nguồn protein dồi dào, chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hải sản nói chung ăn nhiều quá cũng không tốt, có thể gây dị ứng, trướng bụng và gây bệnh gút, vì thế mỗi tuần người trưởng thành chỉ nên ăn 225 – 280gr hải sản.