Theo khuyến cáo của các chuyên gia nghiên cứu về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh ((SIDS) thì cha mẹ không nên cho trẻ ngủ gối khi chưa được 1,5 t.uổi.
Trẻ sơ sinh dành ít nhất 20 giờ/ ngày để ngủ vì giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ. Nhiều ông bố bà mẹ vì muốn con có được những giấc ngủ thật ngon thường trang bị cho con những chiếc gối thật êm ái và mềm mại.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, việc cho trẻ sơ sinh ngủ gối không phải là một lựa chọn đúng đắn của cha mẹ. Điều này không những không mang lại hiệu quả mà còn vô tình mang lại những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ.
Vậy tại sao không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối? Và đến độ t.uổi nào thì các con mới có thể sử dụng gối? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.
Vậy tại sao không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối?
Theo trang The Asian Parent, cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối khi ngủ vì điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Dễ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
The Asian Parent cho biết, nếu cho trẻ ngủ với gối sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, đây là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu ở trẻ nhỏ từ 1 đến 12 tháng t.uổi. Điển hình là vào năm 2019, Singapore đã ghi nhận cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có 75 ca t.ử v.ong gây ra bởi hội chứng này.
Bên cạnh đó, trẻ nằm gối cũng có thể bị ngạt thở do bé có thể vô tình đưa gối lên mặt, mũi, cổ nhưng lại chưa biết cách bỏ gối ra. Ngoài ra, khi bé nằm nghiêng, nằm sấp cũng sẽ vô tình úp mặt vào gối.
Trẻ sơ sinh ngủ gối sớm dễ bị mắc hội chứng đầu phẳng.
Hội chứng đầu phẳng
Nằm ngửa liên tục trên một chiếc gối mềm có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng ở trẻ, bởi tư thế này làm tăng áp lực tác động vào một điểm trong thời gian dài và tạo thành mặt phẳng trên hộp sọ của các con.
Bên cạnh đó, trang The HealthSite cũng cho biết việc sử dụng gối cho trẻ sơ sinh còn dễ khiến trẻ bị bong gân cổ.
Vậy khi nào trẻ có thể ngủ với gối?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nghiên cứu về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh ((SIDS) thì cha mẹ không nên cho trẻ ngủ gối khi chưa được 1,5 t.uổi.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), để giữ an toàn cho con khỏi bất kỳ tai nạn nào khi đang ngủ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Khi ngủ, cha mẹ nên đặt trẻ trên một bề mặt bằng phẳng, chắc chắn.
– Cha mẹ nên cho con nằm ngửa khi ngủ, cần đảm bảo rằng xung quanh con không có bất kỳ vật dụng gì có nguy cơ gây ngạt thở như chăn, gối,…
– Nếu thấy trẻ ngọ nguậy khi đang ngủ, có thể bé đói bụng hay cần được thay tã. Tuy nhiên nếu đã kiểm tra những vấn đề trên mà trẻ vẫn còn khó chịu, có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Khi đó, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay.
– Khi bé được 1,5 t.uổi, cha mẹ có thể dùng những chiếc chăn mỏng để lót cho con khi ngủ. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn, cha mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc chuyên gia về thời chính xác có thể cho con ngủ gối.
Mẹ không nên cho trẻ ngủ gối sớm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.
5 nguyên tắc cha mẹ nên tuân thủ để giữ an toàn cho con khi ngủ
Trang The Asian Parent cũng đưa ra một số nguyên tắc cho cha mẹ để giữ cho con an toàn khi ngủ:
Nên cho con ngủ trong cũi, nôi: Những chiếc cũi chắc chắn nhưng cũng vô cùng êm ái sẽ đảm bảo cho các bé một giấc ngủ ngon và an toàn.
Giữ trẻ ngủ ở một tư thế thích hợp và an toàn: Cha mẹ nên đảm bảo rằng con nằm ngửa khi ngủ vì đây là tư thế được mà chuyên gia về trẻ sơ sinh khuyến khích.
Đảm bảo an toàn xung quanh con: Cha mẹ hãy đảm bảo rằng xung quanh con mình không có bất kỳ đồ vật nào có khả năng gây hại đến con, từ những chiếc chăn, chiếc gối hay những chú gấu bông,… tất cả đều có nguy cơ trở thành h.ung t.hủ gây ngạt thở cho con.
Chú ý vị trí đặt cũi: Khi cho con ngủ trong cũi, cha mẹ nên chọn vị trí cũi thích hợp. Hãy đặt cũi ở những nơi thoáng mát, tránh xa những vị trí có nhiều dây buộc, dây điện hay những chướng ngại vật, chúng có thể gây ra những ảnh hướng đến cả giấc ngủ và cơ thể của bé.
Thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của con qua camera: Đối với trường hợp cha mẹ cho con ngủ ở phòng riêng, nếu có điều kiện, hãy lắp đặt camera và sử dụng ứng dụng quan sát trẻ nhỏ để đảm bảo rằng không có chuyện gì xảy ra trong suốt giấc ngủ của con. Trường hợp các bé ngủ cùng với cha mẹ, các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên kiểm tra con để có thể kịp thời xử lý nếu có bất kỳ tình huống xấu nào đó xảy ra.
Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra con để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra khi con ngủ.
Khổ sở vì con cứ đòi bế trên tay mới ngủ, bà mẹ đặt con vào ghế xích đu thì bé ngủ ngoan hẳn, nhưng các chuyên gia lại cảnh báo điều nguy hiểm
Nếu như trước đây đ.ứa b.é không chịu ngủ nếu rời khỏi tay mẹ thì từ khi được đặt vào chiếc ghế xích đu, bé có thể ngủ những giấc ngắn độc lập.
Sinh con xong, bà mẹ Helen MacLeod, đến từ Dartmouth, Nova Scotia (Canada) đã gần như rơi vào khủng hoảng khi cứ phải “vật lộn” với con vì đ.ứa t.rẻ sẽ không chịu ngủ nếu rời khỏi tay mẹ đồng thời thức chơi từ 45 – 90 phút mỗi đêm trong suốt một năm trời kể từ khi sinh ra.
Khi nói chuyện với một người bạn về chuyện này, người bạn đã cho chị Helen mượn chiếc ghế xích đu em bé để thử cho con ngủ xem sao. “Từ khi có chiếc ghế xích đu, con tôi có những giấc ngủ ngắn độc lập khoảng 20 phút. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy không an tâm khi để con nằm ngủ trên ghế xích đu. Tôi đã tìm hiểu khá nhiều thông tin về phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia cho biết t.rẻ e.m phải được nằm ngủ trong một chiếc cũi/nôi trống mới an toàn. Vì vậy, tôi cảm thấy tôi đang mạo hiểm khi cho con ngủ trên chiếc ghế xích đu này”.
Cho con ngủ trên ghế xích đu dành cho t.rẻ e.m có an toàn không?
Ghế xích đu dành cho trẻ sơ sinh không đảm bảo về độ an toàn khi trẻ nằm ngủ trong đó (Ảnh minh họa).
Trả lời câu hỏi này, giáo sư nhi khoa Ben Hoffman – chủ tịch Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết chị Helen đã đúng khi nghi ngờ về độ an toàn của chiếc ghế xích đu. Theo các quy tắc về giấc ngủ an toàn, trẻ sơ sinh nên ngủ một mình trên bề mặt phẳng vững chắc, và không có bất kỳ chăn gối hay những vật dụng lỏng lẻo nào ở gần. Vì thế, cho con ngủ trên ghế xích đu là không an toàn do nó không đáp ứng đủ các tiêu chí này.
Giáo sư Hoffman giải thích: “Sử dụng ghế xích đu khi em bé còn thức và có người giám sát thì được, nhưng một khi bé ngủ quên trên xích đu, điều này sẽ trở nên nguy hiểm. Đáng lo ngại nhất là đầu của các bé có thể gập về phía trước dẫn đến tắc nghẽn đường thở và ngạt thở. Hoặc em bé có thể nghiêng đầu và bị ngạt thở khi dựa vào lớp đệm mềm, hay bị vướng vào dây đai”.
Vào tháng 10/2019, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã lên tiếng kêu gọi các cha mẹ ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh nào có lưng nghiêng hơn 10 độ để ngủ, bao gồm ghế ngồi ô tô, giường nghiêng, ghế rung… Mặc dù ghế xích đu không được đề cập cụ thể trong tuyên bố này nhưng giáo sư Hoffman cho biết nó cũng gây rủi ro giống như các sản phẩm vừa nêu.
Bằng chứng là đã từng có một nghiên cứu của một chuyên gia làm việc trong Khoa sơ sinh học t.rẻ e.m thuộc trường đại học Arkansas (Mỹ) cho thấy trẻ từ 2 – 6 tháng t.uổi gặp nguy hiểm khi ngủ ở trên một bề mặt nghiêng.
Tác giả cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Erin Mannen cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng một bề mặt mềm lại bị dốc nghiêng rất dễ dẫn đến trường hợp trẻ lăn lập úp người. Mặc dù mọi người không tin điều này vì trẻ còn quá nhỏ, làm sao có thể tự mình lăn nằm sấp được, nhưng trên thực tế có nhiều báo cáo khám nghiệm cho thấy trẻ t.ử v.ong là do tự mình lăn nằm úp mặt xuống trong khi ngủ”.
Có nhiều cha mẹ lý giải rằng cho con ngủ trong tư thế dốc thoai thoải sẽ giảm các triệu chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh. Song, giáo sư Hoffman lại cho rằng việc làm này không thực sự hữu ích. Ông nói: “Để trẻ không bị trào ngược, cha mẹ nên giữ con trong tư thế thẳng đứng trong 20 -30 phút sau khi bú. Bạn phải nhớ là giữ trẻ trong tư thế thẳng đứng, chứ không phải bán thẳng đứng vì tình trạng này chỉ làm cho tình trạng tồi tệ hơn”.
Vậy phải cho con ngủ ở đâu là an toàn nhất?
Trẻ sơ sinh nên ngủ một mình trên bề mặt phẳng vững chắc, và không có bất kỳ chăn gối hay những vật dụng lỏng lẻo nào ở gần (Ảnh minh họa).
Giáo sư Hoffman chia sẻ rằng điều an toàn nhất mà cha mẹ có thể làm khi con ngủ gật trên ghế xích đu là bế con ra ngoài và đưa con vào nằm trong cũi hoặc nôi. Nếu đó chỉ là một giấc ngủ ngắn thì hãy đảm bảo đừng bao giờ rời mắt khỏi con. Bạn phải theo dõi các biểu hiện của bé như thay đổi màu sắc hoặc tiếng thở khó nhọc. Nếu phát hiện ra sự bất thường phải nhanh chóng bế con lên.
Ngoài ra, giáo sư Hoffman cũng khuyên cha mẹ nên tập cho con một thói quen ngủ tốt, nghĩa là trẻ phải làm quen với việc ngủ trong nôi của mình. “Tôi muốn nói với các bậc cha mẹ rằng cách duy nhất để trẻ làm quen với cũi là đặt con vào cũi khi con vừa mới bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ và vẫn còn tỉnh táo. Đồng thời, bạn phải luôn kiên định với việc làm này ngay cả khi trẻ khóc la phản đối. Rồi dần dần con sẽ quen với việc nằm trong cũi ngủ thôi”, giáo sư Hoffman nhắn nhủ.