Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu cho một bệnh nhân nữ, 47 t.uổi với vết thương dài vùng mặt.
Bệnh nhân được xử trí tổn thương và theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Theo người nhà bệnh nhân, vào khoảng 19 giờ ngày 13/5, bệnh nhân bị chồng dùng dao c.hém nhiều nhát, trong đó nguy hiểm nhất là vết c.hém vùng đầu.
Bệnh nhân đến phòng cấp cứu trong trạng thái sốc nặng, mạch nhanh, huyết áp tụt, da niêm mạc nhợt nhạt. Mặc dù đã được băng bó sơ cứu ở tuyến dưới nhưng toàn bộ quần áo mặc ngoài vẫn ướt đẫm m.áu.
Sau khi khám, đ.ánh giá sơ bộ, bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ để các bác sĩ tiến hành cùng lúc nhiều phẫu thuật cấp cứu.
Vùng đầu khi mở băng m.áu vẫn tiếp tục phun thành tia. Vết c.hém dài hơn 10cm từ vùng gò má, thái dương, tai, chẩm phải, bên trong phát hiện đứt hoàn toàn bó mạch thái dương nông, đứt cơ thái dương sâu, vết c.hém đi sát xương, đứt ngang ống tai trong, vỡ xương đá thông bào chũm.
Ngoài ra, trên cơ thể còn một số thương tích khác khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc và mất rất nhiều m.áu.
Sau nhiều giờ phẫu thuật và hồi sức tích cực, chạy đua với tử thần, đến sáng nay (14/5), bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch, các chỉ số sinh tồn dần ổn định.
Hiện, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.
Uống thuốc tự mua, bé 10 t.uổi ở Phú Thọ bị sốc phản vệ phải cấp cứu
Khi con có biểu hiện ho, sốt, gia đình đã ra hiệu thuốc gần nhà mua về cho con uống. Sau khi uống khoảng 2 tiếng, bệnh nhân xuất hiện khàn tiếng, khó thở, phù nề vùng môi và mí mắt hai bên. Bệnh nhân được xác định bị sốc phản vệ nên bác sĩ tiến hành cấp cứu theo phác đồ.
Bệnh nhi được cấp cứu tại BV Hùng Vương
Ngày 12/5, BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, BV vừa tiếp nhận và cấp cứu cho bệnh nhi 10 t.uổi, bị sốc phản vệ do uống thuốc tự mua
Trước đó, đêm ngày 11/5,bệnh nhi được gia đình đưa đến BV cấp cứu trong tình tạng phù nề toàn bộ hai mắt, vùng môi, khàn tiếng, đau bụng quanh rốn, khó thở, tim nhịp không đều, huyết áp tụt. Gia đình cho biết, do bé có biểu hiện ho sốt nên khoảng 20h cùng ngày, bệnh nhan nhân có uống Cefadroxil 500 mg, Alphachoay, Medrol 4 mg, Hapacol 250 mg. Tất cả số thuốc trên gia đình mua tại quầy thuốc gần nhà.
Sau khi uống thuốc, đến khoảng 22h cùng ngày, bệnh nhân xuất hiện khàn tiếng, khó thở, phù nề vùng môi và mí mắt hai bên. Thấy con có biểu hiện bất thường gia đình đã đưa bé đến BVĐK Hùng Vương cấp cứu.
Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng và lập tức cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Sau khi tiêm Adrenaline đường bắp (thuốc chống sốc phản vệ) bệnh nhân có dấu hiệu giảm khó thở, nhưng hai mắt và môi vẫn sưng nề. Khoảng 20 phút sau cấp cứu bệnh nhân dần ổn định và chuyển điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu của BV.
Theo các bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 BV Hùng Vương: sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm… người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt với những bệnh nhân đã có t.iền sử dị ứng với thuốc, các dị nguyên cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nên mua thuốc theo đơn của bác sĩ sau khi khám bệnh tại BV.
Tại BV đa khoa Hùng Vương, toàn bộ bệnh nhân có t.iền sử sốc phản vệ đều được khai thác kỹ và cấp thẻ dị ứng trên đó có ghi rõ các dị nguyên đã ghi nhận g.ây s.ốc phản vệ cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần mang theo thẻ dị ứng này 24/24 trên người để giúp các bác sĩ hiểu rõ về t.iền sử bệnh của mình khi đi khám, điều trị bệnh.