Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, thai nhi thường hoạt động mạnh mẽ về đêm. Những khả năng có thể xảy ra trước biểu hiện này mà mẹ bầu cần phải biết.
Nhiều mẹ bầu chưa có kinh nghiệm nên khi mang thai sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Cảm giác lo lắng thai nhi trong bụng có khỏe không, có an toàn không luôn thường trực.
Theo nhiều mẹ bầu chia sẻ, ở những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có vẻ hoạt động nhiều hơn về đêm. Họ không biết rằng điều này là bình thường hay bất thường, trẻ đang phát triển khỏe mạnh hay có gì nguy hiểm? Trên thực tế. thai nhi hoạt động về đêm có 2 khả năng xảy ra, mẹ bầu phải nắm rõ vì điều này liên quan đến sức khỏe của thai nhi.
Trường hợp 1: Thai nhi hoạt động bình thường, khỏe mạnh
Thai nhi hoạt động nhiều về đêm hơn cũng là do ban đêm tương đối yên tĩnh, mẹ bầu cũng chuẩn bị đi ngủ nên em bé cũng “lăn lộn” trong bụng mẹ và mẹ cảm nhận được khá rõ ràng. Điều này có thể là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, cho thấy con đang phát triển khỏe mạnh.
Em bé hoạt động nhiều vê đêm cũng là dấu hiệu bình thường, mẹ bầu cần theo dõi sát sao cử động của con (Ảnh minh họa)
Trường hợp 2: Thai nhi có biểu hiện bất thường
Trong tam cá nguyệt thứ 3, hầu hết các trường hợp cửa động của thai nhi đều sẽ thường xuyên hơn, nhiều hơn về ban đêm. Mẹ có thể bình tĩnh và cảm nhận các triệu chứng của thai nhi. Không phải cử động nào của con cũng là bình thường và mẹ nên lưu ý những tình huống không ổn sau đây.
Nếu như tần suất cử động của thai nhi tăng đột ngột, ví dụ trước đây tần suất cử động nhỏ nhưng lại động ngột tăng mạnh trong thời gian ngắn thì có thể là một biểu hiện bất thường. Khi đó, các mẹ bầu phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra vì đây có thể là biểu hiện của việc thai nhi bị thiếu oxy hoặc do một số bệnh nhiễm khuẩn, cáu kỉnh, liên tục đạp trong bụng mẹ.
Bà bầu có 3 dấu hiệu này chứng tỏ thai đang phát triển rất nhanh
Trong cả quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ phát ra 3 tín hiệu thông báo thai nhi đang lớn rất nhanh nên mẹ bầu cần phải ăn nhiều hơn một chút.
Sau khi mang thai, việc quan trọng nhất mà các mẹ bầu cần làm chính là chăm sóc cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé trong bụng. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của thai nhi. Bởi nếu bạn không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của em bé trong bụng và làm cho quá trình tăng trưởng của thai nhi bị chậm lại.
Song, nói như vậy không có nghĩa là bạn được “ăn thả ga”, ăn cho hai người. Có 3 dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển nhanh chóng và mẹ bầu cần phải ăn nhiều hơn trong 3 giai đoạn này.
1. Hết ốm nghén
Sau khi hết ốm nghén, mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn vì em bé bắt đầu phát triển nhanh (Ảnh minh họa).
Ốm nghén là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, sau khi các triệu chứng nghén biến mất, cảm giác thèm ăn của các mẹ bầu sẽ tăng lên.
Điều này chứng tỏ thai nhi đang cần được cung cấp nhiều dưỡng chất để phát triển. Lúc này, bạn cần phải ăn nhiều hơn một chút, ăn đa dạng các món ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của con.
2. Nhanh mệt mỏi dù chỉ đi lại nhẹ nhàng
Trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, hầu như người mẹ nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Song, nếu bạn mệt tới mức thở hổn hển dù chỉ đi lại nhẹ nhàng thôi thì đây là một tín hiệu tốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do em bé đang ngày một lớn dần lên khiến bụng của bạn ngày càng to, cơ thể nặng nề nên bạn dễ bị mệt.
Tuy vậy, đừng vì quá mệt mà bạn ăn uống qua loa. Ngược lại, trong giai đoạn tăng tốc và về đích này, bạn càng cần phải ăn đầy đủ các bữa chính và phụ, ăn đa dạng các món ăn để có nhiều dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng cần phải chú ý hơn về dinh dưỡng bởi đây là thời điểm em bé lớn nhanh nhất.
3. Bị chuột rút ở chân
Khi thấy bản thân bị chuột rút thì bạn nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn nhé (Ảnh minh họa).
Khi mang thai, mẹ bầu cũng hay bị chuột rút ở chân. Việc bị chuột rút này có thể được giải thích bằng hai nguyên nhân. Một là do thai nhi đang phát triển nhanh. Việc này khiến cho chân của bạn phải hoạt động quá sức nên dễ bị đau nhức. Nguyên nhân thứ hai là do khi mẹ mang thai, lượng canxi trong cơ thể được cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi nên bạn bị thiếu canxi dẫn đến tình trạng bị chuột rút ở chân.
Do đó, khi thấy bản thân bị chuột rút thì bạn nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn nhé.