Cứ 3 trên 4 người lớn lại phải trải qua cảm giác ngứa ngáy, đau rát và ra m.áu khi đi ngoài vào một thời điểm nào đó trong đời.
Nâng vật nặng: Có thể bạn không ngờ đến, nhưng việc nâng vật nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bênh trĩ. Đó là bởi khi nâng vật nặng, áp lực lên ruột tăng lên, khiến các tĩnh mạch ở ruột sưng phồng lên dẫn đến sự hình thành búi trĩ.
Tập luyện quá sức: Cũng vì lý do như trên, việc nâng tạ ở phòng gym có thể khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ hơn. Bạn nên chọn các mức tạ vừa sức của mình để tránh tổn thương đường ruột.
Đi ngoài quá lâu: Ngồi trên bồn cầu quá lâu là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại hoặc đọc sách báo trong khi đi ngoài cho qua thời gian. Tuy nhiên, ngồi trên bồn cầu quá lâu sẽ khiến trọng lực tạo áp lực lên tĩnh mạch ruột, dẫn đến hình thành búi trĩ.
Ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn ít hoặc không ăn rau cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây táo bón và bệnh trĩ. Chất xơ trong rau xanh và hoa quả rất cần thiết để tiêu hóa thuận lợi và giúp làm mềm phân. Táo bón kéo dài có thể gây nứt kẽ h.ậu m.ôn và ra m.áu khi đi ngoài.
Không đi ngoài thường xuyên: Nếu bạn đi ngoài dưới ba lần mỗi tuần, khả năng rất cao là bạn bị táo bón. Áp lực khi cố gắng đẩy lượng phân cứng ra ngoài làm các mô đệm tĩnh mạch h.ậu m.ôn bị giãn ra, làm giãn tĩnh mạch h.ậu m.ôn và dẫn đến hình thành búi trĩ.
Tiêu chảy: Đi ngoài quá thường xuyên cũng có thể gây bệnh trĩ, bởi đi ngoài vài lần mỗi ngày đồng nghĩa với việc bạn dành nhiều thời gian ngồi trên bồn cầu và điều này có thể gây áp lực lên tĩnh mạch h.ậu m.ôn.
Thai kỳ: Mang thai là một quá trình thiêng liêng, nhưng chẳng hề dễ dàng. Việc mang thai đồng nghĩa với việc tử cung nở ra theo thai nhi, gây áp lực lên đường ruột và có thể làm sưng tĩnh mạch h.ậu m.ôn. Quá trình sinh nở thông thường cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở thai phụ.
Lười vận động: Lười vận động là một thói xấu rất có hại cho sức khỏe. Một trong những tác hại của thói quen này là nguy cơ mắc bệnh trĩ. Tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện nhu động ruột, giảm trọng lượng cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ./.
7 tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe con người
Hoa thiên lý là món ăn quen thuộc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vậy tác dụng của hoa thiên lý là gì? Sử dụng như thế nào? Những thông tin về hoa thiên lý sẽ được cung cấp trong bài viết sau đây.
Không những là một trong những loại thực phẩm đắt đỏ, hoa thiên lý còn đóng vai trò như một loại dược liệu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng hoa thiên lý có tác dụng giải nhiệt, an thần, giảm cân. Vậy cụ thể những tác dụng của hoa thiên lý tới sức khỏe là gì? Có những lưu ý gì khi tiêu thụ loại sản phẩm này?
1. Hoa thiên lý là cây gì?
Thiên lý, hay còn có các tên gọi khác là dạ lài hương, cây hoa lý có tên khoa học là Telosma cordata (Burn. f) Merr Pergularia Minorander.
Theo các nhà sinh vật học, cây thiên lý là loại cây thân thảo, có dây leo, không có tua cuốn, thân hơi có lông nhất là ở bộ phận đang còn non. Thân của thiên lý dài khoảng từ 1- 10m, có màu lục ánh vàng. Lá cây thiên lý có hình tim, với cuống lá khoảng 1-5cm, đầu lá nhọn, phiến lá có hình trứng dài từ 4-12cm, rộng 3-10cm.
Hoa thiên lý mọc thành chùm to dưới nách lá. Mỗi bông hoa thiên lý có 5 cánh mở rộng, có màu ngả vàng hoặc xanh lục, cuống hoa có kích thước khoảng 0,5-1,5cm, có lông măng. Tràng hoa thiên lý có màu xanh lục ánh vàng, với ống tràng dài khoảng 6-10mm và rộng khoảng 4-6mm.
Thời gian cây thiên lý sẽ ra hoa vào khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Thời gian này mọi người có thể lựa chọn hoa thiên lý vào trong chế độ ăn của gia đình mình.
2. Tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe
2.1. Công dụng của hoa thiên lý trong việc an thần, chống mất ngủ
Theo Đông y, hoa thiên lý là loại dược liệu có vị ngọt tính bình, là một vị t.huốc a.n t.hần, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
Để trị chứng mất ngủ, chúng ta có thể chế biển hoa thiên lý như sau: Sử dụng hoa thiên lý và lá vông neem, mỗi loại khoảng 50g, sau đó đem rửa sạch rồi nấu canh để ăn. Chỉ cần ăn liền 1 tuần là chứng mất ngủ sẽ cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, nấu hoa thiên lý với thịt băm hoặc cá diếc cũng có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Hoa thiên lý nấu thịt băm giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ – Ảnh Internet.
2.2. Hoa thiên lý tốt cho người bị bệnh trĩ
Hoa thiên lý là loại thực phẩm có tác dụng giải nhiệt. Vì thế, hoa thiên lý còn được biết đến là món ăn rất tốt cho những người bị bệnh trĩ. Hơn nữa, loại hoa này còn có đặc tính sát khuẩn tự nhiên mạnh mẽ, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Các thành phần có trong hoa thiên lý còn có tác dụng làm mau lành vết thương.
Với những người bị bệnh trĩ, chỉ cần dùng hoa thiên lý nấu thành món canh cua hoa thiên lý hay món canh giò hoa thiên lý để thêm vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày. Những món ăn dân dã này không những thơm ngon mà còn có tác dụng giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
2.3. Lợi ích của hoa thiên lý cho những người bị đau nhức xương khớp
Một trong những công dụng tuyệt vời của hoa thiên lý chính là tốt cho những người đau nhức xương khớp. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, với những đối tượng, đặc biệt là những người lớn t.uổi, có xương khớp đau nhức có thể sử dụng hoa thiên lý luộc chấm muối vừng hay hoa thiên lý xào thịt bò để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi chế biến các món ăn từ hoa thiên lý tốt cho xương khớp, không nên kết hợp hoa thiên lý với gan, rau muống, thịt lợn vì như vậy sẽ làm giảm đi hàm lượng kẽm có trong hoa thiên lý.
Không chỉ hoa thiên lý có tác dụng tốt đối với người bệnh xương khớp mà một số loại rau khác cũng có tác dụng này như rau bắp cải. Đọc thêm bài viết: Công dụng của lá bắp cải: Tạm biệt đau nhức xương khớp.
2.4. Hoa thiên lý là thực phẩm tốt cho giảm cân
Những ai muốn giảm cân, chống béo phì thì hoa thiên lý là sự lựa chọn tuyệt vời không thể bỏ qua.
Sở dĩ hoa thiên lý có tác dụng giảm cân là vì loại hoa này chứa dồi dào chất xơ, chất diệp lục, lại rất ít calo. Vì vậy, khi ăn các món ăn chế biến từ hoa thiên lý sẽ mang đến cảm giác no, hạn chế hấp thụ chất béo nên sẽ hỗ trợ giảm cân cho người thừa cân, béo phì một cách hiệu quả.
2..5. Tác dụng của hoa thiên lý trong ngăn ngừa tình trạng rôm sảy
Vào mùa hè nóng nực, rôm sảy ở t.rẻ e.m là vấn đề sức khỏe trở nên khá phổ biến. Tuy nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn chỉ cần lấy hoa thiên lý nghiền nhỏ rồi nấu với bột hoặc cháo cho bé ăn. Món ăn này có thể giúp hỗ trợ điều trị rôm sảy vì hoa thiên lý có vị mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
2.6. Hoa thiên lý có tác dụng gì với người bị vô sinh?
Một trong những lợi ích sức khỏe to lớn mà hoa thiên lý mang lại chính là hỗ trợ điều trị vô sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp dùng hoa thiên lý như dược liệu giúp hỗ trợ điều trị vô sinh có thể áp dụng cho các bạn nam vô sinh do thường xuyên phải tiếp xúc với chì, mà trong hoa thiên lý lại dồi dào kẽm.
Hoa thiên lý chứa nhiều kẽm nên nếu dùng hoa thiên lý để chế biến thành món ăn sẽ giúp đẩy chì ra khỏi t.inh d.ịch, ngăn ngừa chứng vô sinh ở nam giới. Khi chế biến hoa thiên lý, cần chú ý rằng không nên làm chín quá sẽ gây mất tác dụng.
Hoa thiên lý là thực phẩm tốt cho nam giới mắc vô sinh – Ảnh Internet.
2.7. Ngừa giun kim
Hoa thiên lý được coi là một trong những dược liệu tốt cho t.rẻ e.m bởi nó có khả năng ngừa giun kim hiệu quả.
Để chế biến hoa thiên lý thành vị thuốc ngừa giun kim cho bé, bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu sau: hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, đinh lăng 25g. Đem các nguyên liệu rửa sạch, sau đó tiến hành sao khô và cho vào nồi nấu nước uống. Cho trẻ uống 3 bữa trong ngày, khoảng 3 ngày là tình trạng giun kim sẽ giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, nếu muốn ngừa giun kim nhanh chóng, bạn có thể lấy lá thiên lý non nấu canh cho bé ăn. Ăn liền khoảng 10 ngày là khỏi bệnh.
3. Những lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý
Với những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh, hoa thiên lý đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn vì được đ.ánh giá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, để phát huy hết công dụng của nó, chúng ta cần nắm bắt một số lưu ý khi ăn loại thực phẩm này.
Dù có nhiều công dụng tốt nhưng không nên lạm dụng hoa thiên lý. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần tiêu thụ 1 hoặc 2 khẩu phần hoa thiên lý trong một tuần là đủ.
Ngoài ra, khi chế biến hoa thiên lý, cần lưu ý sau:
– Khi dùng chế biến hoa thiên lý thành món ăn chữa bệnh đau xương khớp không nên kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều sắt như gan, rau muống,… Bởi vì, chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể, làm giảm tác dụng chữa bệnh của hoa thiên lý.
– Khi chế biến, không nấu chín quá nếu không sẽ làm giảm dinh dưỡng và không đem lại hiệu quả cho việc điều trị bệnh.
Trên đây là những tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe con người cũng như các lưu ý khi tiêu thụ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Cần lưu ý rằng, để đạt hiệu quả chữa trị bệnh tốt nhất, chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để cơ thể có sức đề kháng, hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật.