Buổi sáng đầy năng lượng khiến bạn vui vẻ, làm việc hiệu quả suốt cả ngày. Ngược lại, duy trì thói quen tai hại buổi sáng có thể khiến bạn cạn kiệt năng lượng, uể oải, không nhiệt huyết với công việc.
Đặt hủy, tạm hoãn đồng hồ báo thức. Giáo sư Matthew Walker – nhà thần kinh học, giám đốc Trung tâm Khoa học về giấc ngủ tại Trường Đại học Califonia (Mỹ) cho biết, thói quen nhấn nút tạm dừng báo thức, để chuông báo lặp lại nhiều lần có thể gây ra tác động xấu đến tim mạch và gây ức chế hệ thần kinh.
Nguyên nhân bởi khi thức dậy bằng tiếng chuông đồng hồ, tất cả các cơ quan trong cơ thể sẽ được đ.ánh thức và hoạt động. Việc tắt báo thức và ngủ tiếp khiến hệ tuần hoàn, thần kinh lại đi vào chế độ “nghỉ” và giảm hoạt động.
Tiếng chuông báo thức lặp lại sau 1 thời gian ngắn, điều đó đồng nghĩa với việc hệ tuần hoàn và hệ thần kinh bị tác động liên tục, chúng phải thay đổi liên tục từ trạng thái nghỉ sang làm việc rồi nghỉ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Việc thay đổi liên tục và lặp đi lặp lại này nhiều lần sẽ gây tác động xấu đến 2 cơ quan này.
Cuộn mình lại. Cuộn tròn trong chăn cũng là thói quen tai hại buổi sáng cần tránh. Theo chuyên gia tâm lý học đến từ Đại học Harvard Amy Cuddy thì việc duỗi thẳng cơ thể khi còn nằm trên giường (sau khi tỉnh dậy) là cách tuyệt vời để kích hoạt sự tự tin cho cả ngày của bạn.
Đặc biệt, tư thế duỗi thẳng hai tay tạo hình chữ V sẽ khiến cơ thể được khởi động, mang lại cảm giác thoải mái. Ngược lại, cuộn mình lại sẽ khiến cơ thể không có cơ hội được khởi động, phải hoạt động mạnh một cách đột ngột, mang lại tâm trạng căng thẳng sau đó.
Kiểm tra điện thoại thông minh. Theo Julie Morgenstern – tác giả của cuốn sách “Never Check Email in the Morning” (Tạm dịch: Đừng bao giờ đọc email vào buổi sáng), kiểm tra email trên điện thoại thông minh là thói quen buổi sáng của nhiều người, dễ khiến não bộ căng thẳng. Chưa kể, điện thoại thông minh có nhiều ứng dụng hấp dẫn, khiến bạn không tập trung vào những việc khác.
Để rèm cửa sổ. Theo WHO, mở cửa sổ buổi sáng giúp căn phòng được thông khí. Ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng cũng giúp cơ thể tỉnh táo hơn, điều chỉnh chu kỳ nghỉ ngơi – thức giấc của con người thông qua việc kích thích đồng hồ sinh học.
Ánh nắng mặt trời còn là nguồn vitamin D tự nhiên tốt nhất cho cơ thể, giúp tâm trạng luôn thoải mái, cũng như giúp quá trình sản xuất Serotonin – một chất hóa học tự nhiên trong bộ não và cơ thể có chức năng giữ cho tâm trạng được vui vẻ.
Để giường ngủ bừa bộn. Để giường ngủ bừa bộn là thói quen buổi sáng có hại của nhiều người. Theo Charles Duhigg – tác giả của cuốn sách “The Power of Habit” (Sức mạnh của thói quen) và “Smarter Faster Better” (Tạm dịch: Thông minh hơn, nhanh hơn, tốt hơn) thì dọn dẹp giường sau khi ngủ có liên quan đến việc năng suất tăng trong suốt thời gian còn lại của ngày mới.
Duhigg khẳng định, việc dọn giường là một “thói quen then chốt” có thể khơi mào cho “những phản ứng dây chuyền giúp các thói quen tốt khác được duy trì”.
Uống cà phê. Sáng sớm là thời điểm không nên uống cà phê bởi nó có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Uống cà phê khi chưa kịp ăn sáng còn khiến bạn dễ cồn ruột. Hơn nữa, cà phê có tính axit. Lượng axit này sẽ làm hỏng lớp niêm mạc, gây ra chứng ợ nóng khó tiêu và các bệnh về dạ dày.
Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Uniformed Services (Mỹ) cũng chỉ ra nồng độ Cortisol sẽ đạt đỉnh điểm vào 8h – 9h giờ sáng. Cortisol là một loại năng lượng tự nhiên sẽ giúp cơ thể bạn trở nên tỉnh táo và khỏe khắn hơn. Vì thế bạn không cần phải bổ sung thêm một loại chất kích thích nào khác như cà phê vào thời điểm này. Ảnh: Internet.
7 dấu hiệu cảnh báo bạn đã uống quá nhiều cà phê
Mặc dù cà phê có lợi cho sức khỏe nhưng việc lạm dụng cà phê sẽ gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe. Dưới đây là những điều cơ thể bạn đang lên tiếng báo động về tác hại từ việc tiêu thụ quá nhiều cà phê.
1. Những triệu chứng lạ
Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng không mong muốn như khó chịu, dễ cáu gắt thì rất có thể đó là dấu hiệu cơ thể đã tiêu thụ lượng caffein quá mức. Trong trường hợp này bạn nên cắt giảm lượng caffein nạp vào cơ thể.
2. Mất ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng và duy trì sức khỏe. Việc uống cà phê vào buổi tối sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Caffein tồn tại trong cơ thể từ 3 đến 5 giờ và một tách cà phê espresso đôi khi sẽ làm chậm nhịp đồng hồ sinh học đến 40 phút. Do đó bạn nên xem lại thói quen uống cà phê của mình khi gặp tình trạng mất ngủ kéo dài.
Cơ thể sẽ lên tiếng khi bạn dùng cà phê quá mức cho phép. Đồ họa: Ngọc Trâm
3. Mất năng lượng
Khi mệt mỏi bạn thường dùng cà phê để cung cấp năng lượng. Tuy nhiên lượng caffein lớn trong cà phê sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Khi đó giấc ngủ sẽ không được đảm bảo đúng giờ, đúng giấc dẫn đến cơ thể mệt mỏi và bạn lại dùng cà phê để bổ sung năng lượng. Nếu chu kì này lặp đi lặp lại cơ thể sẽ dần bị mất năng lượng.
4. Ợ chua
Cà phê là một trong những thức uống có tính axit, vì vậy nó có thể gây kích ứng niêm mạc ruột và gây ra chứng ợ nóng . Nếu bạn đã từng đối diện chứng trào ngược axit và bạn đang uống nhiều cà phê hơn trong ngày, thì đó có thể là thủ phạm gây ra chứng ợ nóng gia tăng.
5. Đau bụng
Cùng với ợ chua thì các triệu chứng buồn nôn, đau bụng cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đã dùng quá nhiều cà phê. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn khi bạn uống cà phê lúc đói bụng.
6. Căng thẳng
Tình trạng căng thẳng có thể tăng lên khi dùng quá nhiều cà phê. Hormone căng thẳng của cơ thể là cortisol cũng tăng theo. Để giảm căng thẳng và cortisol bạn nên cắt giảm lượng caffein nạp.
7. Khát nước
Theo một nghiên cứu của Pháp, caffeine có tác dụng lợi tiểu, có thể tác động đến quá trình hydrat hóa. Vì thế bạn dễ bị mất nước khi uống nhiều cà phê.