Những loại gia vị này có thể làm ấm phổi, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Làm thế nào để tăng sức đề kháng trong mùa nắng nóng?
Tiết trời nắng nóng khiến cho chúng ta đặc biệt là người già, trẻ nhỏ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng bị suy giảm, yếu đi.
Để thích nghi với thời tiết nắng nóng, chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao… cũng như có những mẹo hữu ích để tránh mắc bệnh, tăng cường sức đề kháng.
Ảnh minh họa.
Bạn có thể áp dụng những cách giúp tăng sức đề kháng dưới đây để khỏe mạnh hơn trong thời tiết nắng nóng:
Vận động thể chất
Mặc dù vận động thể chất với cường độ cao kéo dài có thể ức chế hệ thống miễn dịch, nhưng tập thể dục ở mức độ vừa phải có thể giúp tăng sức mạnh của hệ miễn dịch.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả một buổi tập thể dục vừa phải cũng có thể tăng cường hiệu quả của việc tạo ra miễn dịch ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Ngoài ra, thói quen tập thể dục ở mức độ vừa phải có thể làm giảm viêm và giúp các tế bào miễn dịch tái tạo thường xuyên.
Bạn có thể tập thể dục ở mức độ vừa phải bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ, bơi lội và đi bộ đường dài với thời gian ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Kiểm soát căng thẳng
Tình trạng căng thẳng kéo dài thúc đẩy quá trình viêm, cũng như mất cân bằng trong chức năng tế bào miễn dịch. Do đó, việc kiểm soát căng thẳng chính là chìa khóa giúp tăng cường sức đề kháng cho người có hệ miễn dịch yếu.
Các hoạt động có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng như ngồi thiền, tập thể dục, viết nhật ký, yoga… Khi gặp vấn đề lo lắng hay căng thẳng, bạn có thể giãi bày tâm sự với bạn bè và người thân để giải tỏa. Nếu khó kiểm soát căng thẳng, bạn nên gặp trực tiếp nhà tư vấn tâm lý hay bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.
Cải thiện giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể. Thời gian ngủ đủ sẽ giúp cơ thể thư giãn và phục hồi sau một ngày làm việc, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Thực tế, giấc ngủ không đủ hoặc kém chất lượng có thể khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người lớn nên ngủ 7 tiếng trở lên mỗi đêm, thanh thiếu niên cần ngủ 8 đến 10 tiếng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ đến 14 giờ hoặc nhiều hơn.
Nếu bạn khó ngủ thì không nên dùng các thiết bị điện tử trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, TV và máy tính có thể làm gián đoạn nhịp sinh học hoặc chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể. Bạn nên ngủ trong phòng tối, đi ngủ đúng giờ vào mỗi tối. Để giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, bạn có thể thử ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc thư giãn, đọc sách…
Ăn uống khoa học
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn có thể bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm từ thực vật: Trái cây, rau, củ, quả, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể giúp bạn ngăn ngừa mầm bệnh.
Thực phẩm lên men (probiotic): Sữa chua, dưa cải, kim chi, kefir và natto chứa vi khuẩn có lợi cho cơ thể được gọi là men vi sinh, các loại vi khuẩn này cư trú trong đường tiêu hóa.
Chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu và cá hồi có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy, mạng lưới vi khuẩn đường ruột phát triển mạnh mẽ có thể giúp các tế bào miễn dịch của cơ thể phân biệt được các tế bào bình thường, khỏe mạnh và các sinh vật có hại.
Bổ sung thực phẩm đúng mùa vụ – Tăng sức đề kháng nắng nóng
Thực phẩm giúp giữ nước: Mùa nóng nên việc sử dụng các thực phẩm giữ nước rất có lợi cho cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu một số thực phẩm và thức uống có tác dụng giữ nước cho cơ thể, đối với trái cây và rau củ nhiều màu sắc nên đưa vào khẩu phần ăn trong mỗi bữa. Các loại rau xanh, cà chua, cam và dưa chuột là các loại rau củ chứa nhiều nước nhất. Các loại thực phẩm tốt cho cơ thể vào mùa hè có thể kể đến như nước ép cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi… Ngoài ra, để không bị khô da, tránh được táo bón, cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ như đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, bắp vàng…
Thực phẩm kích thích ăn ngon: Mùa hè do nóng bức, cơ thể háo nước khiến cho việc ăn không ngon chính vì lẽ đó cần chọn một số thực phẩm mát, bữa cơm cần có món canh ngon, kích thích việc yêu thích ăn uống. Các loại rau mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau dền, rau đay… cần được các bà nội trợ lựa chọn bởi chúng có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm nên bổ sung như đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua,…
Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng: Để tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự ngon miệng, chúng ta cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin, đặc biệt là kẽm. Ngoài ra, còn có lysine trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa… thì các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C cần được chú ý. Các loại vitamin C có nhiều trong những thực phẩm mùa hè như: rau đay, rau muống, bưởi, nhãn, chanh, dứa… vốn đóng vai trò rất lớn trong quá trình bảo vệ cơ thể và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Không những thế, vitamin C còn giúp làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi cảm cúm thông thường.
Thực phẩm giúp ngăn mồ hôi: Mùa hè cần uống nước nhiều hơn, nhiều người cho rằng uống nhiều nước hơn sẽ làm họ đổ mồ hôi nhiều hơn. Tuy nhiên hành động này sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và giữ mồ hôi. Các chuyên gia khuyên mùa nóng nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày, thậm chí hơn khuyến cáo nếu cơ thể cần. Ngoài ra, để giảm tăng tiết mồ hôi cần uống các loại nước thảo mộc như nụ vối, trà xanh, đậu xanh, đậu đen nước chanh, cam, mơ… thêm chút muối để hạn chế tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể không mất nước.