Quan hệ t.ình d.ục đều đặn nhưng sau 3 năm hai vợ chồng Hoàng vẫn không thể có con. Đi khám anh sốc nặng khi bác sĩ kết luận anh bị vô tinh.
Anh Hoàng đã sốc khi bác sĩ cho biết mình bị vô tinh (ảnh minh hoạ)
Trao đổi với phóng viên Infonet, ThS. BS Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, ngoài những bệnh lý nam khoa đặc trưng như x.uất t.inh sớm, rối loạn cương, rối loạn t.ình d.ục, giãn tĩnh mạch tinh, t.inh h.oàn ẩn, các bác sĩ của khoa thường xuyên khám và điều trị bệnh nhân vô tinh.
Theo đó, vô tinh chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% ở nam giới nói chung và chiếm khoảng 10%-15% trong nhóm nam giới vô sinh.
Do tâm lý e ngại, tuyệt vọng khi nhận kết quả mình không có t.inh t.rùng có nghĩa là không thể có con nên nam giới vô tinh thường đi khám ở các phòng khám địa phương, dùng thuốc Nam, thuốc Bắc rất nhiều.
Điều này vừa mất nhiều thời gian và tốn kém nhưng không hiệu quả, lúc này các quý ông mới đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Thực tế điều trị thuốc không hiệu quả đặc biệt là nhóm vô tinh bế tắc.
ThS. BS Đinh Hữu Việt Tổ chức y tế thế giới, vô tinh (không có t.inh t.rùng trong t.inh d.ịch) được định nghĩa là khi nam giới x.uất t.inh hai lần liên tiếp cách nhau 2-4 tuần mà kiểm tra t.inh d.ịch đồ không thấy t.inh t.rùng trong t.inh d.ịch kể cả sau khi ly tâm mẫu t.inh d.ịch.
Thực tế lâm sàng bác sĩ điều trị thường chia vô tinh thành hai nhóm: vô tinh do đường dẫn (t.inh h.oàn vẫn sản x.uất t.inh trùng bình thường nhưng tắc ống dẫn tinh, mào tinh hoặc do bất sản ống dẫn tinh) và vô tinh tại t.inh h.oàn (t.inh h.oàn sản xuất rất ít hoặc t.inh h.oàn không sản xuất được t.inh t.rùng).
Qua quá trình thăm khám, BS Việt nhận thấy vô tinh thường được phát hiện ở các trung tâm nam khoa, hiếm muộn khi các bệnh nhân đến khám về sức khỏe sinh sản hoặc hiếm muộn.
“Một số nam giới thấy mình y.ếu s.inh l.ý, teo t.inh h.oàn sau quai bị, hoặc thấy t.inh h.oàn quá nhỏ mà chủ động đi khám và phát hiện mình không có t.inh t.rùng. Trong khi đó, rất ít trường hợp nam giới chủ động đi khám khi chưa gặp các vấn đề về t.ình d.ục hay sinh sản”, BS Việt cảnh báo.
Nguyên nhân của tình trạng vô tinh này là do đường dẫn (hậu quả của viêm t.inh h.oàn mào tinh, sau phẫu thuật vùng bẹn bìu- s.inh d.ục, bất sản ống dẫn tinh mào tinh…).
Cũng có những trường hợp vô t.inh h.oàn tại t.inh h.oàn – hệ quả của việc bị quai bị viêm teo t.inh h.oàn, đột biến thừa một nhiễm sắc X nam giới Klinefelter 47XXY, đột biến mất đoạn AZF trên NST Y, t.inh h.oàn ẩn, giãn tĩnh mạch tinh, rối loạn nội tiết, suy s.inh d.ục, rối loạn sinh tinh, u t.inh h.oàn, xạ trị, hoá trị sau điều trị ung thư…
Các chuyên gia t.ình d.ục khẳng định việc đàn ông không có t.inh t.rùng sẽ ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến đời sống t.ình d.ục của các cặp vợ chồng.
Mặc dù khi chưa biết tình trạng – hoàn toàn không có t.inh t.rùng trong t.inh d.ịch thì đời sống t.ình d.ục của các cặp đôi hoàn toàn bình thường. Nhưng đến khi đi khám vì hiếm muộn phát hiện vô tinh thì lúc này các quý ông mới rơi vào cú shock tâm lý.
“Họ rất căng thẳng, mất tự tin và tự ti”, BS Việt nhấn mạnh.
Một số trường hợp vô tinh nguyên nhân do suy s.inh d.ục dẫn đến đời sống t.ình d.ục suy giảm nghiêm trọng. Nam giới vô tinh ảnh hưởng nhiều tới sinh sản hay duy trì nòi giống.
Môi trường sống ngày càng kém chất lượng, sức khoẻ của con người đặc biệt là sức khoẻ sinh sản, khả năng duy trì nòi giống cũng giảm. Để cải thiện, tăng chất lượng t.inh t.rùng các chuyên gia khuyến cáo nam giới: Tránh những yếu tố bất lợi như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya, căng thẳng (stress), lười vận động.
Hai là, tích cực trong ăn uống, hoạt động thể dục thể thao. “Quý ông nên ăn nhiều rau quả tươi giúp tăng cường các vitamin, chất chống oxy hoá, yếu tố vi lượng… Tăng cường ăn hải sản, thức ăn tươi sống; uống nhiều nước”, BS Hữu Việt nói.
Các quý ông cũng nên sắp xếp thời gian cho thể dục thể thao hàng ngày. Theo Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ tập thể dục thường xuyên (5 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 30-45 phút) và chế độ ăn hợp lý sẽ làm tăng t.inh t.rùng, tăng tỷ lệ có con.
Ngoài ra, cả nam và nữ giới nên kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ để có một đời sống t.ình d.ục cũng như sinh sản ổn định.
Sai lầm trong cách sử dụng thuốc của người Việt khiến gan bị tổn thương
Ngay cả các loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường hay thậm chí là thảo dược cũng có thể ảnh hưởng xấu đến lá gan nếu sử dụng sai cách.
Theo Hội gan mật Việt Nam, trừ những trường hợp ngoại lệ rất hiếm gặp, những người mắc bệnh gan nhẹ có thể dùng thuốc theo đơn và thuốc không kê đơn phổ biến ở liều khuyến cáo.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Loại thuốc được biết đến nhiều nhất có thể gây hại cho gan là thuốc giảm đau, hạ sốt: acetaminophen (Paracetamol). Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhận thức chưa đầy đủ về cách sử dụng và hậu quả của thuốc, một phần do thuốc được bán sẵn rộng rãi mà không cần bác sĩ kê đơn.
Lưu ý rằng, acetaminophen, khi được sử dụng theo chỉ dẫn, cực kỳ an toàn ngay cả đối với những người mắc bệnh gan. Tuy nhiên, uống quá nhiều acetaminophen cùng một lúc, hoặc dùng liều cao acetaminophen liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương cho gan. Những người khỏe mạnh không nên dùng quá 1.000 mg acetaminophen mỗi liều và không nên dùng quá 3.000mg trong một ngày (tức là tối đa 1.000 mg mỗi 8 giờ).
Ngoài ra, ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tránh dùng 3.000mg acetaminophen mỗi ngày kéo dài quá 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân mắc bệnh gan nên hạn chế lượng acetaminophen hàng ngày xuống 2.000mg mỗi ngày, hoặc thậm chí ít hơn nếu có bệnh gan nặng. Ngay cả khi bạn không có bệnh gan, hãy luôn sử dụng lượng acetaminophen nhỏ nhất cần thiết để giảm đau. Người bệnh luôn cần chú ý đọc nhãn của tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đang sử dụng.
Thuốc chống viêm không steroid
Đối với các loại thuốc chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac, profenic…), mặc dù tỷ lệ người bệnh bị tổn thương gan do nhóm thuốc này rất thấp nhưng do được sử dụng quá rộng rãi để trị đau nhức khớp cho nên được xếp vào một trong những thuốc chính gây tổn thương gan.
Thuốc Nam, thuốc Bắc
Nhiều người bệnh quan niệm thuốc bắc, thuốc nam rất lành tính. Tuy nhiên, do nhận thức của mọi người còn hạn chế nên chưa biết hết tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Theo đó, một số loại thảo dược được sử dụng để bào chế thuốc đông y như: bán hạ, phụ tử, mã t.iền, hoàng nàn… trong thành phần vẫn có chứa độc tố nhất định. Việc sử dụng quá nhiều, trong thời gian dài có thể dẫn tới ngộ độc.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ dị ứng với thành phần của thuốc do yếu tố cơ địa, dẫn tới các phản ứng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, thuốc mua ở những địa chỉ không tin cậy có thể bị ẩm mốc do quá trình bảo quản không đúng, tồn dư nhiều độc tố do bào chế không kỹ lưỡng, sai cách hoặc thậm chí người bán có thể trộn thêm một số loại hóa chất cấm để tăng hiệu quả của thuốc.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng (nhiễm toan, suy hô hấp…) do sử dụng các loại thuốc hoàn, tễ được “truyền miệng” để điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch.
Thuốc tẩy giun và một số thuốc khác
Thuốc tẩy giun, một số kháng sinh, thuốc trị nấm như ketoconazole; thuốc trị tăng mỡ m.áu; thuốc trị đái tháo đường; thuốc gây mê và còn nhiều loại thuốc khác nữa… cũng có thể gây tổn thương gan nếu sử dụng quá liều, dùng sai cách.
Nguyên tắc chung cần nhớ
Người bệnh nên hiểu rằng, càng dùng ít thuốc càng tốt. Khi sử dụng thuốc không kê đơn, hãy nhớ đọc nhãn cẩn thận và không bao giờ vượt quá lượng khuyến cáo. Tránh dùng liều tối đa được đề nghị trong một thời gian dài mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Chỉ sử dụng thuốc theo đơn khi đã được bác sĩ hướng dẫn.
Nếu người bệnh đang dùng một số loại thuốc, hãy chắc chắn rằng các thành phần không giống nhau; tránh cho việc tình cờ sử dụng quá liều thuốc.
Nếu người bệnh uống rượu tốt nhất là không dùng hoặc hạn chế sử dụng acetaminophen; không bao giờ dùng liều tối đa
Nếu đang mắc bệnh gan, hãy chắc chắn rằng, bác sĩ điều trị biết về chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng bệnh gan của người bệnh.
Nếu người bệnh bị bệnh gan tiến triển như xơ gan nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa gan trước khi bắt đầu dùng thuốc mới.
Thay đổi lối sống lành mạnh như: hạn chế rượu, bia; hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón…Nên uống nhiều nước, bổ sung đúng cách vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E, K, C… để giúp cho lá gan khỏe mạnh hơn.