Các bác sĩ vừa phẫu thuật và điều trị bảo tồn thành công cánh tay b.ị h.oại t.ử cho b.é t.rai sơ sinh mắc hội chứng chèn ép khoang.
Theo VTV, bệnh nhi V.A.T. (30 ngày t.uổi, trú tại Tuyên Quang), sinh non 33 tuần, nặng 1,9 kg, vào Trung tâm sơ sinh, bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, rối loạn đông m.áu, kèm theo cánh tay trái sưng, phù, đỏ tím, có những mảng da màu đen có dấu hiệu hoại tử.
Qua thăm khám, bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán: Mắc hội chứng chèn ép khoang cánh cẳng tay trái.
Trả lời báo chí, BSCKII. Lê Thị Hà, Giám đốc Trung tâm sơ sinh cho biết: Hội chứng chèn ép khoang là hiện tượng tăng áp lực mô mềm trong khoang kín, dẫn tới thiếu m.áu mô. Hội chứng này chủ yếu gặp ở chi, đặc biệt là cẳng tay và cẳng chân.
Nguyên nhân có thể do chấn thương, tổn thương nghiền nát, đụng dập nặng, c.hảy m.áu do rối loạn đông m.áu… Chèn ép khoang làm tắc dòng chảy động mạch nuôi dưỡng phần chi thể phía dưới đoạn chèn ép và nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây hoại tử cơ, tổn thương thần kinh mạch m.áu, n.hiễm t.rùng, phải cắt cụt chi, thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Chèn ép khoang làm tắc dòng chảy động mạch nuôi dưỡng phần chi thể phía dưới đoạn chèn ép và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây hoại tử cơ, tổn thương thần kinh mạch m.áu, n.hiễm t.rùng, phải cắt cụt chi thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Theo bác sĩ Hà, trường hợp bé V.A.T rất khó có thể điều trị bảo tồn để giữ lại cánh tay với các biện pháp điều trị nội khoa, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi thăm khám và hội chẩn đ.ánh giá các tổn thương, trẻ được chỉ định phẫu thuật cấp cứu để giải phóng chèn ép.
Ngày 16/4, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mở khoang cánh, cẳng tay, giải phóng động mạch bị chèn ép cho bệnh nhi.
Thông tin thêm trên VOV, sau khi phẫu thuật em bé tiếp tục được chăm sóc tích cực tại Trung tâm sơ sinh, sau hơn 3 tuần, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi cải thiện rõ rệt, trẻ tỉnh, tự thở, cánh tay trái có thể cử động và màu sắc da dần trở về bình thường. Ngày 15/5, tình trạng bệnh nhi ổn định, bé được ra viện, tuy nhiên các bác sĩ cho biết trẻ cần khám lại và tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn.
Em bé bị thoát vị hoành bẩm sinh
Bé sinh non ở 36 tuần thai, bị suy hô hấp do thoát vị hoành bẩm sinh, nguy cơ t.ử v.ong nếu không phẫu thuật sớm.
Mẹ bé, 38 t.uổi, dự sinh ngày 20/3, tuy nhiên mang thai đến 24 tuần thì siêu âm phát hiện thai nhi thoát vị hoành, ngôi ngược. Chị vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh ngày 25/2, vỡ ối sớm, cơn co tử cung xuất hiện ít, tim thai 149 lần một phút, bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu. B.é g.ái chào đời nặng 2,2 kg, không khóc, suy hô hấp, phải đặt ống nội khí quản.
Một ngày sau, bé trở nặng, phải mổ cấp cứu. Sau một tiếng phẫu thuật, bệnh nhi qua cơn nguy kịch, theo dõi hậu phẫu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện cho biết thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh, thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tùy thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách.
Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề. Bệnh thường gặp với tỷ lệ 1/12.500 trẻ mới sinh ra, tỷ lệ t.ử v.ong 30 đến 50%. Trẻ có triệu chứng suy hô hấp ngay sau sinh, khó thở, tím tái, thường thấy ngay từ nhịp thở đầu tiên, bụng lõm, ngực phồng…
Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ mang thai tháng 5 trở đi nên siêu âm, sớm phát hiện bệnh lý để phẫu thuật sớm sau sinh. Nếu không chẩn đoán và can thiệp kịp thời, nguy cơ t.ử v.ong ở trẻ rất cao.
Kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi một ngày t.uổi bị thoát vị hoành bẩm sinh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp