Thời tiết nắng nóng của mùa hè khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Do đó, sử dụng điều hòa là lựa chọn của hầu hết mọi gia đình. Cảm lạnh do điều hòa xảy ra, đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Sử dụng điều hòa sai cách được biết là nguyên nhân chính gây cảm lạnh do điều hòa gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tại sao sử dụng điều hòa giảm nóng mùa hè lại gây ra tình trạng cảm lạnh. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
1. Nguyên nhân cảm lạnh do điều hòa xảy ra
Mùa hè, thời điểm nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Cơ thể nóng nực, ra nhiều mồ hôi vô cùng khó chịu. Do đó, bật điều hòa mát là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, đối với những người vừa ở ngoài trời nắng về nhà, khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nếu bật điều hòa ngày sẽ làm ngưng trệ việc bài tiết mồ hôi. Tình trạng này gây ra mất cân bằng niệt và cơ thể dễ bị cảm, bị viêm nhiễm đường hô hấp, đau khớp.
Quan trọng hơn cả, sự chênh lệch giữa nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ môi trường bên ngoài và nhiệt độ trong phòng càng lớn. Sự thay đổi có thể từ 8 đến 10 độ C càng khiến cho cơ thể không kịp thời thích nghi và điều này làm giảm sức đề kháng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.
Không chỉ vậy, bật điều hòa trong phòng ở nhiệt độ thấp chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời cao sẽ gây ra sự chênh lệch về độ ẩm trong phòng và ngoài trời. Đây còn là nguyên nhân gây ra các tổn thương về da, đường hô hấp, khiến da bị khô, môi nứt nẻ và dễ khát nước hơn khi ngồi điều hòa.
2. Đối tượng nào dễ bị cảm lạnh khi sử dụng điều hòa, máy lạnh sai cách?
Đối với những người có sức khoẻ tốt sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn từ điều hòa. Những đối tượng dễ bị cảm lạnh khi sử dụng điều hòa sai cách như:
– Người bị mắc bệnh huyết áp.
– Người mắc các bệnh hô hấp.
– Người gặp vấn đề về tim mạch mãn tính.
Người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các vấn đề sức khoẻ khác dễ bị cảm lạnh khi ngồi máy lạnh lâu – Ảnh Internet
Đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu, nếu cơ thể không được khoẻ khi chịu sự thay đổi đột ngột từ bên ngoài với trong phòng là nguyên nhân gây triệu chứng đau đầu, tăng huyết áp hoặc buồn nôn.
Đặc biệt, sử dụng điều hòa sai cách còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ và người cao t.uổi.
3. Dấu hiệu cảm lạnh do điều hòa và cách khắc phục
3.1. Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị cảm lạnh khi lạm dụng điều hòa
– Đổ mồ hôi toàn thân, lạnh toát và da mặt tái nhợt.
– Cảm thấy chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.
– Bị khô rát cổ họng.
– Sốt cao.
– Ho lâu ngày không khỏi.
3.2. Cách khắc phục
Nếu xuất hiện các biểu hiện trên, nhanh chóng báo cho người thân hoặc tự kịp thời khắc phục bằng các biện pháp sau:
– Nhanh chóng tắt điều hòa, mở cửa sổ đề không khí lưu thông.
– Pha một ly trà gừng nóng hoặc ăn một chén cháo hành nóng.
– Tắm nước nóng hoặc đắp chăn dày để cơ thể toát mồ hôi. Đây là cách giúp bạn dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh.
– Tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn.
– Khi cơ thể trở lại bình thường, có thể thanh nhiệt bằng trà sen, súp đậu,… có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Ho là một trong những triệu chứng cảnh báo có thể bạn bị cảm lạnh do điều hòa gây ra – Ảnh Internet
4. Hướng dẫn sử dụng điều hòa đúng cách
4.1. Lựa chọn nhiệt độ thích hợp khi bật điều hòa
Tất nhiên, mọi người đều sử dụng điều hòa với mục đích làm mát trong phòng để không chịu sự nóng bức từ bên ngoài. Tuy nhiên, muốn bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng điều hòa cần biết lựa chọn nhiệt độ thích hợp.
Một vài lưu ý khi sử dụng điều hòa để phòng tránh cảm lạnh do điều hòa gây ra như sau:
– Tuyệt đối không bước vào phòng máy lạnh ngay khi vừa ở ngoài trời nắng về hoặc khi vừa vận động mạnh, cơ thể ra nhiều mồ hôi.
– Vừa trở về ở ngoài trời, nên lựa chọn bật quạt ở chế độ nhẹ trước để cơ thể ráo mồ hôi.
– Sau khi cơ thể ráo mồ hôi mới chỉnh lại điều hòa ở nhiệt độ từ 26 đến 28 độ C và giảm dần nhiệt độ để giúp cơ thể thích nghi với nhiệt độ phòng.
– Trước khi ra khỏi phòng điều hòa để ra ngoài, nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút, điều này giúp cơ thể có thời gian để thích nghi với không khí, nhiệt độ bên ngoài trời.
– Hạn chế tối đa việc di chuyển ra ngoài và vào phòng điều hòa nhiều lần. Vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột diễn ra liên tục sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ.
– Sử dụng điều hòa đúng cách là không nên thay đổi nhiệt độ thường xuyên, đột ngột.
4.2. Không để điều hòa thổi thẳng vào mặt
Khi lắp điều hòa cần chú ý vị trí lắp đặt, để khi sử dụng điều hòa không bị điều hòa thổi thẳng vào mặt. Việc sử dụng điều hòa thổi thẳng vào mặt là một trong những nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm như:
– Các trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ bị các bệnh đường hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi hoặc ho,…
– Đối với trường hợp nặng, bị gió điều hòa thổi thẳng vào mặt còn có thể gây liệt cơ mặt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này do thời tiết nóng, mồ hôi tiết ra là nguyên nhân làm bí lỗ chân lông. Vì vậy, nếu gặp phải hơi lạnh trực tiếp sẽ khiến quá trình tuần hòan m.áu bị ảnh hưởng dễ dẫn đến tê liệt các dây thần kinh trên mặt.
Tuyệt đối không để gió từ máy lạnh tốc thẳng vào mặt vô cùng nguy hiểm – Ảnh Internet
4.3. Uống đủ nước
Có thể ngồi trong phòng điều hòa mát mẻ không ra mồ hôi khiến bạn cảm thấy không cần uống quá nhiều nước. Tuy nhiên, hơi mát từ máy lạnh khiến cơ thể mất nước. Tình trạng này thường xảy ra nghiêm trọng ở nhân viên văn phòng vì ngồi điều hòa lâu, lượng nước trong cơ thể giảm sút khiến mắt khô và chảy nước, cơ thể mệt mỏi, da khô ráp.
Vì thế, khi phải ngồi làm việc trong môi trường điều hòa lâu cần cố gắng uống đều đặn nước mỗi giờ. Ngoài ra, muốn giữ làn da đủ nước, mịn màng trong phòng điều hòa bạn có thể lựa chọn xịt khoáng để cấp nước cho da.
Uống đủ nước là cách giúp cơ thể được bù lại lượng nước đã mất đi khi ngồi điều hòa cả ngày.
Đọc thêm:
6 lựa chọn nước uống mùa hè giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể hiệu quả
Chuyên gia mách “5 công thức” giúp bạn uống nước đúng, đủ để cơ thể khỏe mạnh, vận hành trơn tru
4.4. Không nên mở điều hòa 24/24
Mở điều hòa liên tục 24h trong ngày có thể sẽ giúp bạn cảm thấy thật thoải mái, mát mẻ. Tuy nhiên, việc mở điều hòa liên tục trong 24 giờ/ngày sẽ khiến không khí trong phòng không thể lưu chuyển. Điều này còn khiến vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ và là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Ngoài ra, nếu thường xuyên ở trong phòng điều hòa cũng trở thành nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh và khiến sức đề kháng của cơ thể yếu đi.
Sử dụng điều hòa đúng cách, thay vì bật điều hòa liên tục nên thỉnh thoảng tắt điều hòa khoảng 30 phút và mở cửa sổ cho thoáng khí sau đó sử dụng điều hòa lại.
Những thông tin trong bài viết hi vọng giúp bạn có cách sử dụng điều hòa đúng và tránh bị cảm lạnh do điều hòa gây ra hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình mình.
Những lợi ích không ngờ từ ớt cay
Ớt có thể chống ung thư và chữa được nhiều bệnh. Việc sử dụng ớt trong bữa ăn hợp lý mang tới nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết.
Chữa bệnh và chống ung thư
Chất capsaicin trong ớt có thể chống lại các cơn viêm, đau và chống ung thư. Các chuyên gia đến từ Đại học Oxford (Anh), Trường Y thuộc Đại học Harvard (Mỹ) kết luận, những người ăn cay hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, giảm 14% nguy cơ t.ử v.ong sớm vì bệnh tật, đặc biệt là ung thư, bệnh tim mạch và hô hấp, so với những người ăn cay ít hơn 1 lần/tuần.
Quả ớt có khả năng chống ung thư hiệu quả.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Ăn ớt mỗi ngày giúp bạn ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Ớt chứa kali. Một lượng kali đầy đủ kết hợp với folate có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Kali làm thư giãn mạch m.áu và tạo ra lưu lượng m.áu lý tưởng.
Ớt chứa cả riboflavin và niacin. Niacin làm tăng mức độ cholesterol, cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Giảm đau khớp
Vị cay nóng của ớt có thể làm giảm các cơn đau bằng cách kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh. Các nhà khoa học ở trường King’s College, London cho biết những người viêm khớp mà thường xuyên ăn ớt sẽ giảm được đáng kể các cơn đau nhức.
Phòng chống cảm lạnh
Ớt có chứa vitamin A, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí giúp cơ thể chống lại các cơn cảm lạnh thông thường. Ăn cay sẽ làm tăng thân nhiệt cơ thể, có thể t.iêu d.iệt bất kỳ vi trùng gây cảm lạnh ngay ” từ trong trứng nước”.
Giảm béo
Theo nghiên cứu, thành phần chủ yếu của ớt là capsaicin (C9H1402) có vị cay, tính nóng, tán hàn. Vị cay của ớt có khả năng sinh nhiệt tốt, đốt cháy calo, đốt cháy chất béo, tăng tỷ lệ trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu hơn, thúc đẩy sự truyền tải hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể, dịch này có khả năng đốt cháy chất béo trong cơ thể.